Nội dung nghiên cứu Thuyết phong cách căn bản của Đại học Michigan và Ohio
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu của Đại học Michigan
Vào những năm 1940, trường Đại học Michigan đã đưa ra nhận định rằng hành vi lãnh đạo có thể được mô tả là hướng về con người hoặc hướng về nhiệm vụ.
- Nhà lãnh đạo hướng về con người quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên.
- Nhà lãnh đạo thiên về nhiệm vụ thì quan tâm nhiều hơn tới kết quả và sản phẩm đầu ra hơn là cảm nhận của con người.
Kết quả: Các nhà lãnh đạo chỉ có thể quan tâm tới con người hoặc việc hoàn thành nhiệm vụ chứ không thể quan tâm tới cả hai.
1.2. Nghiên cứu của Đại học Ohio
Đại học Ohio phát triển lý thuyết căn bản và tranh luận rằng việc thiên về nhân viên và thiên về nhiệm vụ không nằm ở một thang duy nhất mà ở hai thang riêng biệt đi từ thấp tới cao. Một nhà lãnh đạo có thể sở hữu một trong bốn phong cách lãnh đạo, đó là:
- Quan tâm cao tới cả nhân viên và nhiệm vụ
- Quan tâm cao tới nhân viên và thấp tới nhiệm vụ
- Quan tâm thấp tới cả nhân viên và nhiệm vụ
- Quan tâm thấp tới nhân viên và cao tới nhiệm vụ
1.3. Kết luận
Thuyết phong cách căn bản:
- Kết hợp các khái niệm từ cả hai nghiên cứu Michigan và Ohio.
- Lãnh đạo hiệu quả có thể sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể.
- Mỗi phong cách lãnh đạo có ưu và nhược điểm riêng.
2. Vận dụng thuyết phong cách căn bản
Cách lãnh đạo nên làm để áp dụng Thuyết phong cách như sau:
3. Câu hỏi cần hỏi
Câu 1: Bạn có thiếu tự tin trong việc thể hiện tính chỉ huy và đưa ra các mệnh lệnh khi cần? Hoặc bạn có quá hung hăng đối với nhân viên của mình không?
Câu 2: Bạn có cần có phải tham gia khóa đào tạo về sự tự khẳng định không?
Câu 3: Bạn thấy có cần thiết phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp quan tâm nhiệm vụ và quan tâm nhân viên không?
Câu 4: Bạn cho rằng quan tâm nhiệm vụ hay quan tâm nhân viên quan trọng quyết định sự thành công khi giải quyết một công việc?
Các anh/chị hãy tương tác và phản hồi bên dưới phần bình luận nhé !