- Ý nghĩa tên: "One Commune One Product" dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “mỗi xã một sản phẩm” (ký hiệu: OCOP)
- Cơ quan ban hành: Quyết định của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc số 490/QĐ-TTg giai đoạn 2018-2020 vào ngày 7/5/2018.
- Phạm vi & địa bàn thực hiện: Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Một xã, nhiều xã hoặc liên xã, liên huyện sản xuất 1 hoặc nhiều sản phẩm. Chương trình OCOP khuyến khích thực hiện ở cả thành thị (cấp phường, thị trấn).
- Sản phẩm: cả sản phẩm hàng hóa & sản phẩm dịch vụ
1. Giới thiệu về chương trình OCOP
Chương trình OCOP hay còn gọi là Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product) được Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện thông qua Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2018.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực như nguồn lao động, văn hóa địa phương, trí tuệ, sự sáng tạo,... của địa phương. Từ đó, cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới thông qua các sản phẩm mang tính thương hiệu đặc trưng của từng địa phương, vùng miền.
Việc triển khai chương trình OCOP phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường, giúp tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn đảm bảo bảo tồn được cảnh quan, văn hóa truyền thống.Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn nông thôn cả nước và dự kiến triển khai đến hết năm 2025. Trường hợp khu vực đô thị có sản phẩm đạt tiêu chí thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức thực hiện.
2. Sản phẩm OCOP là gì?
Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP Quốc gia. Cụ thể, theo Quyết định 919/QĐ-TTg thì Sản phẩm OCOP là sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hoá, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương. Đặc biệt là những sản phẩm đặc sản, sản phẩm của các làng nghề và các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Các sản phẩm OCOP sẽ được đánh giá, phân hạng theo 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương. Sau khi đánh giá, sản phẩm sẽ được phân hạng từ 01 sao đến 05 sao và được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP có giá trị trong vòng 36 tháng.
3. Các nhóm sản phẩm OCOP
Căn cứ Quyết định 148/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP được chia làm 6 nhóm chính sau:
3.1. Nhóm thực phẩm
- Nông sản, thủy sản tươi sống: các loại rau, củ, quả, hạt tươi; các loại thịt động vật/gia cầm, thủy hải sản, trứng, sữa tươi;...
- Nông sản, thủy sản sơ chế: gạo, ngũ cốc, hạt đã qua sơ chế, trà tươi…
- Nông sản, thủy sản chế biến: trà, cà phê, ca cao,...
- Các thực phẩm khác: gia vị, đồ ăn nhanh
3.2. Nhóm đồ uống
- Đồ uống có cồn: rượu, đồ uống có cồn khác
- Đồ uống không có cồn: nước thiên nhiên, nước khoáng, nước uống tinh khiết, đồ uống không có cồn khác
3.4. Nhóm thủ công mỹ nghệ
- Thủ công mỹ nghệ trang trí
- Thủ công mỹ nghệ gia dụng
- Vải, sản phẩm may mặc
3.3. Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu
- Thực phẩm chức năng, chế phẩm thuốc đông y/tây y
- Mỹ phẩm từ dược liệu
- Trang thiết bị, dụng cụ y tế
- Thảo dược khác
3.5. Nhóm sinh vật cảnh
- Hoa cảnh
- Cây cảnh
- Động vật cảnh
4. Sản phẩm được công nhận OCOP cần tiêu chí gì?
3.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/ điểm du lịch
- Dịch vụ du lịch cộng đồng
- Dịch vụ du lịch sinh thái
- Điểm du lịch địa phương
4.1. Tiêu chí công nhận sản phẩm OCOP
Tiêu chí để một sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP được Chính phủ quy định rõ tại Quyết định 148/QĐ-TTg như sau:
Phần A: Nhóm các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm)
- Tổ chức sản xuất: phải sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng sản phẩm chế biến, chế biến sâu; mở rộng quy mô sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị; đảm bảo bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
- Phát triển sản phẩm: sản phẩm được phát triển dựa theo truyền thống địa phương
- Sức mạnh cộng đồng: khuyến khích sản xuất theo mô hình chung như hợp tác xã; khuyến khích sử dụng lao động địa phương; tổ chức kinh doanh hiệu quả và minh bạch
Phần B: Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm)
- Tiếp thị: khuyến khích có kênh phân phối sản phẩm từ địa phương tới quốc tế; có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến; các hoạt động quảng bá được tổ chức một cách chuyên nghiệp với tần suất thường xuyên để tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm.
- Câu chuyện về sản phẩm: khuyến khích câu chuyện về sản phẩm hoàn chỉnh, trình bày bài bản, ấn tượng đặc sắc, mang sắc thái của địa phương
Phần C: Nhóm tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm)
- Cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo: đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu của từng loại sản phẩm
- Tiêu chuẩn sản phẩm: sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và công bố theo quy định của pháp luật
- Khả năng xuất khẩu: khuyến khích các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế
4.2. Phân hạng sản phẩm
Sản phẩm sau khi được đánh giá theo Bộ tiêu chí OCOP sẽ được phân thành 05 hạng:
- Hạng 5 sao (90-100 điểm): sản phẩm đặc trưng có tiêu chuẩn chất lượng cao, đạt điều kiện để xuất khẩu.
- Hạng 4 sao (70-90 điểm): sản phẩm đặc trưng, đảm bảo yêu cầu chất lượng, có khả năng tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 5 sao.
- Hạng 3 sao (50-70 điểm): sản phẩm đặc thù, có lượng tiêu thụ ổn định, tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 4 sao.
- Hạng 2 sao (30-50 điểm): sản phẩm đang bắt đầu hình thành chất lượng cụ thể, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 3 sao.
- Hạng 1 sao (1-30 điểm): sản phẩm sơ khai, chưa được đưa vào tiêu thụ rộng rãi, có tiềm năng nâng cấp lên sản phẩm 2 sao.
5. Những đơn vị được thực hiện theo chương trình OCOP?
Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích các đối tượng tham gia chương trình OCOP như:
- Hợp tác xã, tổ hợp tác
- Doanh nghiệp địa phương nhỏ và vừa
- Trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh
Riêng đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể thì ngoài các đơn vị trên được thực hiện, các hội hay hiệp hội, Trung tâm điều hành hay các tổ chức tương đương cũng có thể triển khai thực hiện chương trình OCOP.
6. Những lợi ích khi tham gia chương trình sản phẩm OCOP
6.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi, thuận lợi tiếp cận hệ thống phân phối trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra quốc tế.
- Thu hút người tiêu dùng thêm tin tưởng, nâng cao giá thành, gia tăng doanh số, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất
- Là động lực để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo đạt và giữ vững các tiêu chí của sản phẩm OCOP
6.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Người dân có cơ hội biết, trải nghiệm và sử dụng sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền trên khắp cả nước một cách dễ dàng thông qua các chương trình quảng bá sản phẩm OCOP
- Sản phẩm OCOP được đánh giá kỹ lưỡng, chuyên nghiệp qua các cấp, đảm bảo chất lượng trước khi tới tay người tiêu dùng nên người dân yên tâm sử dụng
- Giá cả phải chăng, tương xứng với chất lượng sản phẩm
7. Tại sao logo trên các sản phẩm OCOP của các địa phương lại không giống nhau?
Các địa phương có quyền thay đổi một chút về logo gắn trên các sản phẩm OCOP. Nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 thành tố sau đây:
- Chữ O đầu tiên có màu nâu: tượng trưng cho đất. Đất là nền tảng của mọi hoạt động sản xuất và biểu hiện cuộc sống ở mỗi làng, xã.
- Chữ C có màu xanh lá cây: tượng trưng cho sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Chữ O thứ hai có màu đỏ: tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh của con người.
- Chữ P có màu vàng: tượng trưng cho lợi ích về tinh thần và vật chất mà chương trình OCOP mang lại.