1. Thực tế ảo là gì?
Thực tế ảo ( Virtual reality) được hiểu là môi trường giả lập được tạo ra bởi các phần mềm chuyên dụng mà trong đó người dùng có thể tương tác với không gian một cách chân thật. Không gian ảo được mô phòng có thể hoàn toàn giả lập hoặc sát với thực tế, người dùng sẽ sử dụng kính VR để trải nghiệm không gian thực tế ảo.
Công nghệ thực tế ảo không chỉ tạo ra không gian quan sát ba chiều mà còn đi cùng với các tác động lên thính giác, xúc giác, và cảm giác thông qua thiết bị và công nghệ song hành. Vì vậy, đây là công nghệ sẽ thay đổi cách chúng ta tiếp cận với thế giới trong tương lai, khi con người có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đặt chân đến bất kì địa điểm nào với một cảm giác hoàn toàn chân thực và sống động.
Ngày nay, một số công nghệ mới được phát triển đã thực hiện tích hợp thêm tính năng thực tế ảo nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của doanh nghiệp và người dùng, cũng như nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới. Trong đó có thể kể đến hai công nghệ nổi bật là công nghệ không gian 3D và công nghệ 360 VR Tour.
Không gian 3D và 360 VR Tour là hai công nghệ tái hiện không gian, cho phép khách hàng nhập vai, tương tác với địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Người xem có thể sử dụng thiết bị màn hình 2D như điện thoại, máy tính, ipad,...để thực hiện thao tác. Với việc tích hợp thêm tính năng thực tế ảo, công nghệ sẽ cho phép người xem quan sát, tương tác với không gian 3D và 360 VR Tour bằng kính VR, gia tăng trải nghiệm ba chiều sống động về không gian, địa điểm doanh nghiệp.
2. Xu hướng, lợi ích mà thực tế ảo mang lại cho các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyển mình phát triển theo hướng công nghệ hóa. Thực tế ảo là một trong những lựa chọn giải pháp quảng bá hình ảnh thương hiệu thông minh dành cho doanh nghiệp. Thực tế ảo giúp doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại và thể hiện sự nắm bắt xu hướng. Doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng hình ảnh mới lạ, thân thiện.
Công nghệ thực tế ảo tạo sự hứng thú, tò mò khám phá, mong muốn tham quan không gian hay sản phẩm của doanh nghiệp hơn là những hình ảnh, video thông thường. Khách hàng có thể hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp một cách dễ dàng và chi tiết khi thao tác với không gian thực tế ảo. Một doanh nghiệp sử dụng công nghệ thực tế ảo có ưu thế đạt được tầm nhìn về nâng cao trải nghiệm khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài đối với khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện có.
Ví dụ đối với ngành dịch vụ chỗ ở AirBnB, các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng tham quan thực tế ảo bằng không gian 3D tạo ra từ công nghệ 3D scanning. Doanh nghiệp mô phỏng lại không gian của một căn phòng, căn hộ hay cả một tòa nhà với hình ảnh giống với thực tế 100%. Người dùng có thể di chuyển giữa các không gian, lên xuống, thu phóng và quan sát với góc nhìn 360, hay đo đạc khoảng cách, diện tích sàn nhà, chiều cao trần nhà với kết quả sai số chỉ 1%.
Người xem có thể chọn trải nghiệm không gian thực tế ảo thông qua kính VR hoặc thao tác bằng tay với thiết bị màn hình 2D như điện thoại, máy tính, ipad,...Dù quan sát bằng phương tiện nào thì góc nhìn của người dùng cũng sẽ trở nên sống động hơn với không gian ba chiều.
Sau khi được trải nghiệm không gian, công chúng có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn địa điểm, vị trí về chỗ ở mà họ mong muốn cho chuyến đi, nơi cư trú lâu dài,... mà không cần phải đến trực tiếp hay lo lắng về việc hình ảnh thiếu chính xác so với thực tế.
Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo còn mang đến nhiều lợi ích cho các ngành như du lịch (du lịch thực tế ảo), bất động sản, kiến trúc, văn phòng, trường học,... Các doanh nghiệp nên cân nhắc phương pháp kết hợp công nghệ mới như thực tế ảo vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị của mình để trở nên khác biệt, tạo ấn tượng là người tiên phong áp dụng công nghệ mới trong mắt công chúng.