
Trà đen được cho là một thức uống có khả năng điều hòa lượng đường trong máu một cách tự nhiên, vậy uống trà đen giúp kiểm soát đường huyết ra sao? Cùng 1Shop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Uống trà đen giúp kiểm soát đường huyết như thế nào?
Thưởng thức một tách trà đen mỗi ngày có thể góp phần giúp bạn duy trì mức đường huyết ổn định và giảm tình trạng bệnh tiểu đường tiến triển. Dưới đây là những nghiên cứu về bấn đề này:
Nghiên cứu từ đại học Adelaide và Đông Nam

Một nhóm nhà khoa học từ đại học Adelaide (Úc) và đại học Đông Nam (Trung Quốc) đã tiến hành nghiên cứu về lợi ích của trà đối với bệnh đái tháo đường. Họ khảo sát hơn 1.900 người trưởng thành, chia thành các nhóm không uống trà hoặc chỉ dùng một loại trà như trà đen, trà xanh hoặc trà đen lên men mỗi ngày.
Kết quả được trình bày tại hội nghị thường niên của hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (EASD) vào tháng 10 cho thấy rằng, những người có thói quen uống trà đều đặn mỗi ngày giảm 28% nguy cơ mắc tiểu đường so với người đối chứng (người không sử dụng trà). Bên cạnh đó, người dùng cũng giảm khoảng 15% tiền đái tháo đường nếu uống hàng ngày. Đặc biệt, trà đen mang lại hiệu quả vượt trội, có thể giảm tới 47% nguy cơ tiểu đường và 53% nguy cơ tiền tiểu đường. Đây là một con số ấn tượng.
Phó giáo sư Tongzhi Wu

Theo PGS. Tongzhi Wu từ đại học Adelaide ( thuộc nhóm nghiên cứu), thường xuyên uống trà, đặc biệt là trà đen, có mối liên quan đến hoạt động hỗ trợ cơ thể bài tiết glucose qua nước tiểu hiệu quả hơn và cải thiện việc kháng insulin. Lợi ích này cũng lượng đường trong máu được kiếm soát tốt hơn, từ đó hạn chế nguy cơ tiến triển thành tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.
Việc tăng bài tiết glucose ( đường) qua nước tiểu nhiều hơn cho thấy cơ thể duy trì đường huyết ổn định. Ngược lại, kháng insulin là tình trạng mà cơ thể khó điều chỉnh được lượng đường huyết.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, 1 tách trà đen mỗi ngày là cách đơn giản để hỗ trợ đường huyết khỏe mạnh và giảm khả năng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Các loại trà như trà xanh, trà ô long, trà đen... đều là những loại trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm – một yếu tố liên quan đến tiểu đường loại 2. Để tối ưu hóa lợi ích chống viêm, bạn nên uống trà không đường thay cho các loại đồ uống chứa nhiều đường như soda, cà phê hay nước ngọt.
Đại học khoa học và công nghệ Vũ Hán
Theo đại học khoa học và công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc) công bố một phân tích vào năm 2022, dựa trên dữ liệu 19 nghiên cứu, từ hơn một triệu người tại 8 quốc gia, về tác dụng khi tiêu thụ trà và cũng có đồng quan điểm. Người thưởng thức trà đen, trà xanh hoặc trà ô long hàng ngày (ít hơn 1 tách đến 4 tách trở lên) có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn so với người không dùng trà.
Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình 10 năm, những người uống tối thiểu 4 tách trà mỗi ngày giảm 17% nguy cơ mắc tiểu đường type 2, trong khi uống 1-3 tách mỗi ngày giúp giảm 4% liên quán đến bệnh lý này.
Trà nào tốt cho người bệnh tiểu đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá trà là thức uống lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường nhờ nó không có carbohydrate, bổ sung nước và giàu chất chống oxy hóa.
Theo nghiên cứu từ trường y tế công cộng Harvard TH Chan, chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn các gốc tự do – nguyên nhân gây stress oxy hóa. Mayo Clinic giải thích rằng khi gốc tự do tích tụ trong cơ thể quá nhiều, thì nó cũng có thể gây ra những vấn đề như tiểu đường loại 2 hay bệnh tim, hay các bệnh lý khác.
Một phân tích tổng hợp từ 12 nghiên cứu về tác dụng của trà, cũng đã chỉ ra rằng mỗi ngày uống từ 3 tách trà trở lên có mối liên quan tới việc giảm tỷ lệ mắc tiểu đường, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại trà mà người tiểu đường có thể uống:
Trà gừng

Một đánh giá năm 2015 nói rằng, sử dụng rễ gừng giúp giảm lượng đường trong máu khi đói bụng và chỉ số HbA1c ở người mắc tiểu đường type 2.
Một nghiên cứu nhỏ cùng năm ghi nhận rằng, những người mắc tiểu đường (không sử dụng insulin) bổ sung gừng trong ba tháng có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng không uống trà gừng.
Còn một đánh riêng nói gừng có thể tác động đến đường huyết thông qua việc nó giúp ức chế enzyme việc chuyển hóa carbohydrate và tăng độ nhạy insulin, cũng lưu ý có nhiều sự hấp thu glucose vào mô cơ xương lẫn mô mỡ ngoại biên.
Trà hoa cúc
Theo CDC, chỉ một đêm mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng có thể làm giảm hiệu quả sản xuất insulin, và điều này có thể làm tăng đường huyết.
Trà hoa cúc không chứa caffeine, có cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2015, phụ nữ sau sinh gặp khó khăn về giấc ngủ đã cải thiện đáng kể cả giấc ngủ lẫn tâm trạng sau hai tuần uống trà hoa cúc, so với nhóm không sử dụng.
Ngoài ra, trà hoa cúc được cho là có mối liên quan đến việc hỗ trợ tăng độ nhạy insulin và kiểm soát glucose và giảm stress oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng người mắc tiểu đường loại 2 uống trà hoa cúc mỗi ngày 3 lần, uống sau bữa ăn trong 8 tuần đã có những dấu hiệu tích cực trong khả năng kháng insulin và giảm viêm.
Trà đen

Một đánh giá năm 2019 lưu ý rằng một số nghiên cứu dịch tễ học, việc tiêu thụ trà đen, trà xanh, trà ô long, thì những loại trà này đều có thể giảm tỷ lệ tiến triển bệnh tiểu đường và các biến chứng có liên quan. Các nhà khoa học nhận định rằng trà ( bao gồm trà đen) có thể hỗ trợ việc kháng insulin, hoạt động tương tự insulin cũng có lợi ích trong việc giảm viêm trong cơ thể.
Các nghiên cứu trên động vật còn phát hiện trà đen giúp hạn chế hấp thu carbs, từ đó hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả hơn. Dù vậy thì kết luận này cũng cần những nghiên cứu cụ thể ở người để xác nhận điều này. Còn một đánh giá năm 2016, cũng có biết trà đen có thể giảm cân nặng ở động vật.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 đã chỉ ra rằng, uống trà đen sau khi tiêu thụ đường giúp đường huyết được kiểm soát hơn, ở cả người khỏe mạnh và người mắc tiểu đường.
Trà rooibos
Dù cần thêm nghiên cứu cụ thể hơn, nhưng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm gợi ý rằng trà rooibos, làm từ lá cây bụi Nam Phi, có tiềm năng hỗ trợ giảm cân.
Giảm cân không chỉ giúp người tiền tiểu đường trì hoãn bệnh và làm chậm tiến triển bệnh. Cũng có nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, trà rooibos có thể ngăn sự xuất hiện của tế bào mỡ, góp phần chống béo phì.
Hơn nữa, trà rooibos chứa aspalathin, có tác dụng giúp giảm đường huyết. Một nghiên cứu năm 2019 trong phòng thí nghiệm, cho thấy aspalathin có thể làm đảo ngược biến chứng liên quan đến chuyển hóa.
Thí nghiệm trên chuột mắc tiểu đường type 2 năm 2009 cũng chỉ ra rằng, hợp chất này cải thiện việc không dung nạp glucose, góp phần điều chỉnh đường huyết.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2011 trên người, cho biết uống trà rooibos giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính, nhưng những người tham gia phải uống lượng trà lớn (sáu tách mỗi ngày) để đạt hiệu quả này, điều này không phù hợp với mọi người.
Trà xanh

Theo Mayo Clinic, trong 1 tách trà xanh cung cấp khoảng 28 mg caffeine và có khả năng hỗ trợ giảm khả năng bị tiểu đường. Còn theo một đánh giá khác cho rằng, trà xanh hay chiết xuất từ nó, giúp giảm đường huyết, từ đó ngừa bệnh tiểu đường type 2 và giảm nguy cơ béo phì.
Một khảo sát dài hạn trong hơn 10 năm cho thấy, những người duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp hơn và vòng eo thon gọn hơn so với người không uống.
EGCG trong trà xanh là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chất này được cho là có thể thúc đẩy hấp thu glucose vào tế bào cơ, quá trình này cũng có thể mang lại lợi ích trong việc ngừa béo phì.
Theo USDA, một tách trà xanh không chứa carbohydrate, đường hay chất béo, hàm lượng calo cũng thấp chỉ có 2,5 calo, nên nó là một thức uống mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống của mình.
Trà dâm bụt
Tiêu thụ khoảng 250 ml trà dâm bụt mỗi ngày 2 lần, giúp hạ huyết áp tâm thu ở người tiểu đường. Một đánh giá năm 2015 cũng cho biết, trà dâm bụt có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đáng kể.