Tiến hoá sinh vật, năm tháng dài lâu
Sự sống nguyên thuỷ giản đơn qua quá trình sinh sản, thích ứng và không ngừng hoàn thiện đã làm cho sinh vật biến đổi ngày càng phức tạp. Đây chính là quá trình tiến hoá của sinh vật. Khi sinh vật tiến hoá tới một trình độ nhất định, loài người sẽ xuất hiện. Đây cũng chính là nội dung cơ bản của thuyết tiến hoá, nhưng những người theo thuyết tiến hoá lại chia làm hai phe với những quan điểm cũng khá khác nhau.
ThuyếtLamarck - "dùng thì tiến - phế thì thoái": coi nguyên nhân chủ yếu của sự tiến hoá định hướng của sinh vật lả nguyên nhân nội tại: "sinh vật có tính chủ thể cần biến hoá nên biến hoá"...Trong khi đó thuyết Lamarck mới lại coi sinh vật phát triển không theo định hướng bên trong mà theo định hướng bên ngoài; để cao các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
Chủ nghĩa Darwin để cao chọn lọc tự nhiên: cá thể nào ưu tú hơn thì sống và phát triển. Sinh vật chỉ có thể sinh tồn trong phạm vi cho phép của môi trường, do đó thông qua sự thích nghi mà sinh vật đã tiến hoá. Việc phát hiện các hoá thạch đá ngày càng củng cố chỗ đứng vững chắc cho thuyết tiến hóa và trở thành cơ sở lý luận cho sinh học hiện đại. Các sinh vật không ngừng tiến hoá do các tác động từ môi trường bên ngoài và căn bản nhất là sự phát triển biển đổi nội tại. Có bốn nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tiến hóa sinh vật là "chọn lọc, đột biến, chuyển dịch và ngẫu biến".
Tiến hoá sinh vật là một qúa trình lâu dài, phức tạp. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện sự sống cho đến ngày nay, quá trình này chưa túc nào ngừng lại. Do môi trường phức tạp của giới tự nhiên, hình thức tiến hoá của các loài cũng phức tạp. Về tốc độ tiến hoá, có thể chia làm tiến hoá nhanh và tiến hoá chậm, về hệ thống tiến hoá, có thể chia thành "tiến hoá loài" và "tiến hoá phân ngành", "tiến hoá đan xen" và "tiến hoá khâu thiếu".
Từ vượn đến người: con đường tiến hoá của loài người.
Dựa trên các mẫu hoá thạch, có giả thuyết cho rằng tổ tiên trực tiếp của loài người là vượn Rama có cách đây 12 triệu năm. Cách đây 5 - 2 triệu năm, đã xuất hiện vượn cổ phương Nam (hay còn gọi là vượn Nam. vượn Nam châu Phi). Cách đây khoảng 3-2 triệu năm, một chi trong vượn cổ phương Nam tiến hoá thành người đứng thẳng (tức người vượn) sau đó tiến hoá thành người trí năng sơ kỳ (tức người cổ), rồi người trí năng hậu kỳ (tức người mới), tiến hoá thành người hiện đại. Có một số giả thuyết khác không thừa nhận các quan điểm trên về các giai đoạn phát triển từ vượn đến người. Đã có những chứng cứ khoa học chứng minh rằng, vượn Rama không phải là tổ tiên toài người. Giả thuyết mới của R.Lưu, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Kenya, nhà cổ nhân học nổi tiếng cho rằng, 7 triệu năm trước, có động vật giống vượn đã chuyển hoá thành một loài đi lại đứng thẳng bằng hai chân. Khoảng 4 - 1 triệu năm trước, xuất hiện loài vượn cổ phương Nam với não lớn hơn rõ rệt. Não to đánh dấu giai đoạn thứ ba, đó là tín hiệu xuất hiện bộ người, chi này của loài sau này đã phát triển thành người đứng thẳng và cuối cùng thành người "trí năng". Giai đoạn bốn là khởi nguồn của loài người, là sự tiến hoá của người như chúng ta hiện nay.
Trong khoảng 30- 20 vạn năm, tới 5 - 4 vạn năm, thể chất và sức sản xuất của con người đã đạt đến một giai đoạn mới, tức là giai đoạn người tinh khôn sơ kỳ. Để chuyển lên giai đoạn này, là nhờ có trải qua lao động vài chục vạn năm giúp cho thể chất, trí lực, sức sản xuất của người cổ phát triển lên nhiều. Hàng loạt các hoá thạch đã chứng minh điều đó.
Cách đây khoảng 4 - 5 vạn năm cấu tạo thể chất của loài người đã phát triển tới mức không có gì khác biệt với người hiện đại, đó lả người tinh khôn hậu kỳ. Vào thời kỳ này, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý đã tạo nên sự khác biệt về chủng tộc, vóc dáng, màu tóc, màu da…