
Trà đen là một loại trà đã được sấy khô và được oxy hóa hoàn toàn, loại trà này có nhiều tác dụng cho sức khỏe như có lợi cho tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa da, giảm cholesterol...
Trà đen là trà gì?

Trà đen, hay còn được gọi là hồng trà, là sản phẩm từ lá chè (Camellia sinensis) trải qua quá trình sấy khô và oxy hóa hoàn toàn. Trà là thức uống phổ phiến thứ 2 thế giới đứng sau nước.
Vào khoảng thế kỷ 17, Trung Quốc là quốc gia tìm thấy trà đen đầu tiên. Quy trình chế biến trà đen bao gồm các công đoạn như thu hái, vò lá, định hình dáng trà, oxy hóa và sấy khô, trong đó oxy hóa là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt của trà đen so với trà xanh. Vì giai đoạn này các enzyme trong lá trà tương tác với không khí, giúp cho trà đen có màu sắc nổi bật và hương vị đặc trưng.
Trà đen có giá trị dinh dưỡng cao, như catechin, tannin, kali, fluoride, cùng các axit amin và xanthine... Loại trà này giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp phòng ngừa bệnh tật.
Uống trà đen có tác dụng gì?
Trà đen không chỉ là một loại trà ngon, mà nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của trà đen:
Làm chậm quá trinh lão hóa

Trà đen nhờ có chứa các chất chống oxy hóa và polyphenol, giúp trì hoãn quá trình lão hóa da, bảo vệ da khỏi những dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn. Do đó, trà đen là một thức uống mà bạn có thể thêm vào chế độ của mình, vừa giúp bạn có một thức uống thơm ngon, vừa giúp bạn bổ sung dưỡng chất lại vừa giúp bạn giữ gìn sắc đẹp một cách tự nhiên.
Tốt cho hệ tiêu hóa

Trà đen chứa polyphenol, chất này giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó hệ tiêu hóa cũng khỏe mạnh hơn, mà khi bạn có một đường ruột khỏe thì nó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh bệnh tật và các vấn đề rối loạn chuyển hóa khác. Hợp chất polyphenol này còn hỗ trợ tình trạng loét dạ dày.
Có lợi cho răng miệng
Trà đen góp phần bảo vệ răng miệng nhờ công dụng nó có thể hạn chế mảng bám hình thành trên răng và giảm vi khuẩn có hại phát triển. Polyphenol trong trà đen giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng, kìm hãm hoạt động của enzyme vi khuẩn, đồng thời giảm sự hình thành chất keo gây bám dính mảng bám trên răng. Từ đó giúp sức khỏe răng miệng được củng cố hơn.
Nâng cao sự tập trung

Trà đen là lựa chọn tuyệt vời để xua tan cơn buồn ngủ và tăng cường khả năng tập trung. Với lượng caffeine tương đương cà phê nhưng dịu nhẹ hơn, trà đen giúp bạn tỉnh táo mà không gây cảm giác bồn chồn, hồi hộp như khi uống cafe. Bạn có thể thưởng thức một tách trà vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều sẽ là thói quen lý tưởng để duy trì sự tỉnh táo. Tránh uống vào gần giờ đi ngủ để tránh khó ngủ.
Ngừa bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy, trà đen có khả năng giảm tỷ lệ bị bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu, đươc đăng tải trên Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ chiết xuất trà đen có thể mang lại lợi ích đáng kể đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Theo nghiên cứu này, khi bệnh nhân sử dụng lượng chiết xuất trà đen khác nhau trong vòng 4 tuần, kết quả khi uống trà đen thường xuyên có thể hỗ trợ chống oxy hóa và kháng viêm cho người bệnh.
Hỗ trợ tim mạch

Trà đen giàu flavonoid, một thành phần có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu cho biết, việc uống từ 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên,
Giảm cholesterol có hại
Cholesterol xấu (LDL) nếu tích tụ trong cơ thể quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, như làm hình thành các mảng bám ở động mạch, dẫn đến đột quỵ hoặc suy tim. Uống khoảng năm tách trà đen mỗi ngày có thể giảm tới 11% mức LDL ở những người có cholesterol cao nhẹ. Các chuyên gia cũng cho biết, trà đen cũng giúp cải thiện cholesterol ở người có nguy cơ bị bệnh tim hoặc béo phì.
Cách pha trà đen đơn giản

Nguyên liệu:
- Trà đen 3- 4g
- Nước sôi 300ml
Cách làm:
- Lấy nước sôi tráng qua một lượt ấm và tách trà
- Rồi cho trà vào ấm, thêm nước sôi vào, đổ bỏ nước lần 1
- Tiếp tục rót nước sôi vào và hãm trà 2- 3 phút
- Rót trà ra tách và thưởng thức.
Uống trà đen đúng cách
Mặc dù trà đen tốt cho sức khỏe, nhưng để tối ưu lợi ích của nó thì bạn cần uống trà đen đúng cách. Bao gồm:
- Không uống trà đen quá nhiều trong ngày, nếu bạn uống nhiều hơn 4- 5 tách trà đen có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
- Sau khi ăn xong thì không nên uống trà ngay
- Khi bạn đang sốt cao thì không uống trà
- Bà bầu, trẻ em không được uống trà
- Nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi caffeine, bạn có thể uống vài tách trà mỗi ngày để tận hưởng những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên uống vừa phải, và không nên uống quá 2 tách trà mỗi ngày. Cũng không nên uống trà quá đặc, hay uống gần giờ đi ngủ.
Tác hại của trà đen

Trà đen nếu tiêu thụ quá mức nó có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Còn khi bạn uống với lượng vừa phải, trà đen hoàn toàn an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn nhất định về số lượng trà đen nên dùng trong ngày. Nhưng uống quá 4-5 tách trà đen mỗi ngày có thể dẫn đến các vấn đề xấu sức khỏe, vì lượng caffeine trong trà. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm:
- Cảm thấy ù tai
- Nhức đầu
- Run tay, buồn nôn hay nôn
- Huyết áp tăng cao
- Gây ra tình trạng thiếu máu
- Rối loạn nhịp tim
- Đi tiểu nhiều lần
- Cảm giác bồn chồn, lo lắng
- Khiến bạn khó ngủ, mất ngủ
Đặc biệt, nếu bạn đã uống trà đen mà còn kết hợp sử dụng cùng với các sản phẩm chứa caffeine khác, thì việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, như tăng huyết áp, nhịp tim bi rối loạn, co giật và thậm chí mất ý thức
Bên cạnh đó, trà có thể phản ứng với một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc hay đang có vấn đề vêd sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà đen để đảm bảo an toàn.
Một lưu ý quan trọng khác là caffeine trong trà đen có thể tác động đến một số xét nghiệm máu, do đó bạn không nên dùng trà khi có ý định đi làm xét nghiệm, cũng nên nói cho bác sĩ biết.
Để dùng trà đen tốt cho sức khỏe, bạn nên dùng vừa phải, dùng đúng liều lượng đúng lúc và đúng đối tượng.