Trong xã hội hiện nay, trẻ em ngày càng xa rời thiên nhiên, rất ít có cơ hội tiếp cận với thiên nhiên, càng không có bất kỳ trải nghiệm trực tiếp nào về thế giới tự nhiên
1. Khởi nguồn
Câu chuyện kể về Victor, một đứa bé trần truồng được phát hiện ẩn náu trong rừng ở làng Aveyron, Pháp, năm 1797. Sau nhiều cố gắng nuôi dưỡng và giáo dục, Victor vẫn không thể nói hoặc học như một đứa trẻ bình thường. Bác sĩ Jean-Marc Itard, một người trẻ và không có luận án y khoa, nhận trách nhiệm giáo dục Victor.
Bác sĩ Jean-Marc Itard
Jean-Marc Itard lúc đó mới 25 tuổi, chưa có luận án về y khoa, nhưng cũng xin dạy ở viện về người điếc và người mù. (Institut des sourds-muets). Ông quan tâm ngay đến trường hợp của “chú bé rừng xanh” mà từ nay có tên là Victor.
Ông ghi nhớ tiếng gầm gừ mà nó hay thốt ra nhất và những tiếng gầm gừ khi nó ăn, uống, chạy trốn khi có người đến gần, khi cho nó một quả táo, một mẩu bánh mì, khi bó tay nó lại để thay quần áo cho nó…
Itard áp dụng các nguyên tắc sư phạm mới, tạo ra những đồ chơi giáo dục và sáng tạo các phương pháp giáo dục để kích thích Victor phát triển ngôn ngữ. Mặc dù Victor không bao giờ học được nói, nhưng Itard mở rộng khái niệm giáo dục, chứng minh rằng giáo dục không chỉ liên quan đến kiến thức cơ bản mà còn bao gồm việc giáo dục cho những đối tượng đặc biệt như người điếc hay những trường hợp khó khăn về tư duy.
Từ câu chuyện của Bác sĩ Itard, chúng ta có bài học:
- Sự quan tâm đến môi trường và phương pháp giáo dục phải linh hoạt và đáp ứng được đặc điểm riêng biệt của từng trường hợp.
- Mở rộng tầm nhìn về giáo dục, nhấn mạnh rằng giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình giúp đỡ và phát triển tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, bất kể khả năng hoặc điều kiện khó khăn.
Bài học rút ra từ câu chuyện của bác sĩ Itard và cậu bé Victor
2. Các quan điểm
Môi trường giáo dục tự nhiên
- Cố định trẻ vào mục tiêu đặc biệt
- Chú ý đến nội tâm của trẻ đối với thiên nhiên khi được kích thích
- Thúc đẩy nội tâm tiềm ẩn hoặc thứ tình cảm bị mất đi sẽ phát triển trở lại
- Phát huy đúng chức năng của trường học là mang đến cho học sinh những thông tin gây hứng thú và động cơ hoạt động
Quan tâm yêu mến người khác
Việc chăm sóc cây cố hoặc chăm sóc những động vật nhỏ bé sẽ giúp khơi dậy hứng thú cho trẻ. Ví dụ như
- Bọn trẻ sẽ để nước và thức ăn ở chỗ gần nhất cho lũ chim bồ câu đang kêu "grù.... grù"
- Cho trẻ quan sát quá trình lột xác của côn trùng và sự chăm sóc của cha mẹ đối với côn trùng đó sẽ giúp trẻ say mê và hứng thú
- Đối với cha mẹ, chậu hoa chỉ có thể được đặt trên sân trước, trẻ sẽ luôn nhớ dùng bình phun nước nhỏ để tưới nước cho cây cối
Định kiến đối với vườn hoa
- Người lớn thì cho rằng, việc giao trồng hạt giống trên đất, chờ nó nảy mầm lớn lên là quá trình dài đằng đẳng. Họ muốn làm những việc lớn, muốn những việc mình làm có thể nhanh cóng kết hợp được với thành quả của thiên nhiên
- Trẻ không chỉ muốn ngắm hoa mà còn muốn bản thân mình tự tay trồng chúng. Sự thu hút bởi vẻ ngoài này sẽ nhanh chóng được đặt sang 1 bên, chỉ có trong hành động thực tiễn tìm hiểu, tìm tòi thăm dò thì trẻ em mới có thể tìm thấy được niềm vui lớn nhất.
Công việc yêu thích nhất
Tính đơn giản
Nếu dùng trong giáo dục nhà trường:
- Giáo viên có thể dùng các giáo cụ như tranh ảnh, màn hình ảo...
- Tạo dựng môi trường phù hợp như: nhà ấm, tưới nước, che lưới để bảo vệ ao hồ... đây là những điều mà trẻ rất muốn trải nghiệm