Điểm Tựa Tin Cậy Của Cộng Đồng Người Gốc Việt Tại Campuchia.
Đồng thời là cửa ngõ kết nối hàng hóa Việt vào thị trường Campuchia
I. Lịch sử hình thành
Cộng đồng Người Việt tại Campuchia đã có lịch sử sinh sống và làm ăn hợp pháp từ lâu đời. Cho đến trước những năm 1970, đã hình thành nhiều khu vực cộng đồng Việt kiều tập trung định cư với những nét sinh hoạt đặc trưng.
Vào năm 1982, dựa theo nguyện vọng của bà con cộng đồng Người Khmer gốc Việt ở Phnôm Pênh, đồng thời được sự cho phép Chính quyền Thủ đô Phnôm Pênh, Vương Quốc Campuchia, Mặt Trận Đoàn Kết Xây Dựng Phát Triển Tổ Quốc Campuchia tại thủ đô Phnôm Pênh thành lập Ban Đại Diện Việt Kiều 04 Quận 03 Huyện.
Năm 1987 thành lập Ban Vận Động Việt Kiều. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1988, chính thức ra mắt Ban Chấp Hành Lâm Thời Hội Việt Kiều tại Thủ đô Phnôm Pênh.
Ngày 13 tháng 6 năm 1999, được sự thống nhất của BCH Lâm Thời, tổ chức Đại Hội Đại Biểu bầu Ban Chấp Hành Hội Việt Kiều tại Thủ Đô Phnôm Pênh Lần Thứ I nhiệm kỳ 1999 - 2004.
Ngày 14 tháng 02 năm 2003, Bộ Nội Vụ Vương Quốc Campuchia ký giấy phép số 177 so chô no, về việc cho phép Đăng ký tên Hội Người Việt Nam tại Campuchia.
Ngày 07 tháng 3 năm 2011, Bộ Nội vụ Campuchia ký quyết định cho phép Hội đổi tên thành Hội Liên hiệp Khmer-Việt Nam tại Campuchia.
Đến ngày 09 tháng 5 năm 2018, Bộ Nội Vụ Campuchia ký giấy phép số 2069 Pro.Co cho phép hoạt động chính thức Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia (K.V.A - Khmer - Vietnamese In Cambodia Association) và Điều lệ Hội đang được lưu giữ tại Bộ Nội Vụ Campuchia.
II. Trụ sở chính và ý nghĩa của Logo
Trụ sở chính của Hội được tọa lạc tại Thủ đô Phnôm Pênh, Vương Quốc Campuchia và Hội có Biểu tượng (Logo) và con dấu riêng.
Logo là một Vòng tròn giữa có Trái tim hồng, vừa là chữ V cách điệu, vừa là hoa văn truyền thống của Văn hóa Khmer, với ngôi sao năm cánh, thể hiện sự gắn bó, đoàn kết và tình yêu thương của cộng đồng Người gốc Việt tại Campuchia.
III. Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, dưới đó là Hội đồng quản trị và Ban Điều Hành. Ngoài các đơn vị giúp việc, Hội có Sáu ban trực thuộc và Cùng các chi nhánh tại 25 tỉnh, thành của Campuchia, gồm:
- Ban Văn hóa giáo dục;
- Ban Doanh nhân
- Ban Thầy thuốc tình nguyện
- Ban Thanh niên
- Ban Phụ nữ
- Ban Người cao tuổi
IV. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
- Hội là nơi tập hợp bà con Khmer gốc Việt Nam và bà con người Việt Nam là nhà đầu tư, người làm ăn, sinh sống hợp pháp ở Vương quốc Campuchia để cùng nhau đoàn kết, nâng cao đời sống ngày càng tốt hơn.
- Thúc đẩy, nâng cao đời sống cộng đồng Người Khmer - Việt Nam tại Campuchia, thông qua việc hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho những người dân nói chung gặp khó khăn, bị thiên tai hoặc bị các tai họa khác; góp phần cùng Chính phủ Vương quốc Campuchia - Việt Nam đẩy mạnh công tác xã hội, nhân đạo và xóa nạn mù chữ.
Sứ mệnh
Theo Ông Sim Chy - Chủ tịch Hội nhấn mạnh trong Lễ trao Con Dấu mới cho các Ban và các Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố vào ngày 16 tháng 8 năm 2018: Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia hoạt động theo bản sắc là:
- Trung lập
- Không tìm kiếm lợi nhuận
- Không phân biệt chủng tộc
- Không phân biệt tôn giáo
- Không phân biệt xu hướng chính trị
- Không làm chính trị
- Không làm công cụ của đảng phái chính trị,…
Giá trị cốt lõi
- Mục tiêu của Hội là ủng hộ tinh thần và vật chất, tuyên truyền về phong tục tập quán, truyền thống dân tộc Khmer và luật pháp hiện hành của Vương quốc Campuchia cho các hội viên.
- Trong xu hướng mới, Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia là Cửa ngõ xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng vào thị trường Campuchia đầy tiềm năng.
- Là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng nền tảng công nghệ vào quản lý vận hành hoạt động của Hội để góp phần quảng bá, nâng tầm giá trị của Hội Khmer - Việt Nam tại Vương Quốc Campuchia nói riêng, Doanh nghiệp Campuchia và Việt Nam nói chung.
TUYỂN DỤNG MỚI
SẢN PHẨM
THÔNG TIN