Trầm cảm có uống cà phê được không cũng là thắc mắc của một số người, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Người trầm cảm có nên uống cà phê không?
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần trong đời. Đôi khi, chỉ cần thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, trầm cảm nặng cần được điều trị theo hưỡng dẫn của bác bác sĩ y chuyên nghiệp.
Trầm cảm tuy không phải là một bệnh nan y, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, từ cảm giác tuyệt vọng, buồn chán, đến suy nghĩ tiêu cực và nguy cơ tự tử để tự giải thoát.
Để giảm bớt ảnh hưởng của trầm cảm, việc xây dựng lối sống lành mạnh, thể thao đều đặn và chế độ ăn uống cân đối là cần thiết. Vậy liệu người bị trầm cảm có thể uống cà phê hay không ?
Các nghiên cứu cho thấy caffeine có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Theo một số nghiên cứu cho răng nạp caffein có thể giảm nguy cơ tự tử, caffein này có thể đến từ cà phê hoặc trà.
Cụ thể, một khảo sát với 50.737 phụ nữ không có tiền sử trầm cảm đã chỉ ra rằng, việc uống ít nhất 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc trầm cảm lên đến 20% so với những người uống ít cà phê hơn hoặc là uống 1 tách trong cùng thời gian.
Ngoài ra, những người uống hơn 2 tách cà phê mỗi tuần cũng có nguy cơ thấp hơn. Uống cà phê có thể giúp giảm nguy có bị trầm cảm và nó cũng có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà phê cần được kiểm soát, cần tiêu thụ đúng cách, đúng đối tượng và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cà phê có tác dụng gì đối với bệnh trầm cảm?
Cà phê có thể mang lại một số lợi ích đối với người mắc bệnh trầm cảm, chủ yếu là nhờ vào hàm lượng caffeine, axit ferulic, axit chlorogenic và axit caffeic, các chất chống oxy hóa. Dưới đây là một số lợi ích chính của cà phê đối với bệnh trầm cảm:
Cải thiện tâm trạng
Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng mức năng lượng và cải thiện tâm trạng. Nó có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, giúp tâm trạng hưng phấn.
Caffeine cũng góp phần thúc đẩy sản sinh neurotransmitter như dopamine và norepinephrine, nhờ vậy mà tâm trạng bạn được cải thiện.
Giảm viêm nhiễm tế bào thần kinh
Axit ferulic, axit chlorogenic và axit caffeic là những hợp chất được tìm thấy trong cà phê, các thành phần này có thể giúp giảm viêm nhiễm tế bào thần kinh trong não - là yếu tố gây trầm cảm.
Giảm nguy cơ mắc trầm cảm
Cà phê giúp ngừa nguy cơ bị trầm cảm, ngoài ra nó cũng giúp giảm thiếu những nguy hại cho trầm cảm gây ra.
Theo một số nghiên cứu, người tiêu thụ cà phê sẽ có tỷ lệ mắc trầm cảm ít hơn so với những người không sử dụng. Caffein là thành phần quan trọng có trong cà phê, nó giúp bạn cảm thấy vui vẻ, nhờ đó cũng giúp giải tỏa tâm trạng.
Chống oxy hóa
Một số chuyên gia thậm chí còn coi caffeine là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não khỏi tình trạng viêm nhiễm. Nó cũng là những triệu chứng do trầm cảm gây ra như lo lắng, lo âu, buồn.
Bên cạnh cà phê thì trà cũng coi là thực phẩm có lợi cho chứng trầm cảm. Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên giúp ngừa bệnh. Đặc biệt, trà xanh còn có rất nhiều tác dụng như polyphenol có tính chống trầm cảm, folate (vitamin B9) giúp tâm trạng được cải thiện theo chiều hướng tích cực, theanine lại có thể thúc đẩy não sản sinh serotonin và dopamine. Nên nếu bạn không uống được cà phê thì trà cũng là một lựa chọn thay thế lý tưởng.
Tóm lại, cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những người bị trầm cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cà phê để tránh sử dụng sai cách ảnh hưởng đến bệnh lý.
Bị trầm cảm uống cà phê cần lưu ý
Cà phê có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm, tuy nhiên, việc sử dụng cà phê không đúng cách hoặc quá mức có thể làm tình trạng trầm cảm nặng hơn.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine:
- Sử dụng quá nhiều caffeine sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau đầu, lo lắng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, bồn chồn, run tay chân....
- Các triệu chứng này có thể gây nên căng thẳng cấp tính nếu không được xử lý nhanh
- Tăng nguy cơ mắc trầm cảm và các tình trạng viêm nhiễm nếu thường xuyên tiêu thụ quá nhiều caffein.
Còn người vừa bị trầm cảm lẫn loạn khí, mà còn nạp quá nhiều caffein thì sẽ tăng bị trầm cảm. Tình trạng lo lắng cũng nặng hơn nếu bạn nạp caffein quá mức.
Lưu ý:
- Caffeine có thể làm biến đổi lượng đường huyết nếu bạn kết hợp với đường tinh luyện, nó còn mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Cách sử dụng cà phê cho người bị trầm cảm
Cà phê có thể được sử dụng như một phần để kiểm soát trầm cảm, nhưng nên nhớ rằng nó không thay thế cho việc điều trị y khoa chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, tránh lạm dụng quá nhiều vì nó có thể mang lại những tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số cách sử dụng cà phê cho người bị trầm cảm:
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi thêm cà phê vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bị trầm cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Bác sĩ có thể đánh giá tác động của caffeine đối với tình trạng cụ thể của bệnh nhân, từ đó có thể đưa lại nhiều hướng dẫn cho người bệnh.
Kết hợp với lối sống lành mạnh
Sử dụng cà phê nên đi kèm với một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, và thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga. Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái.
Tránh uống cà phê vào buổi chiều và tối
Caffeine có thể gây mất ngủ nếu uống vào buổi chiều hoặc tối. Giấc ngủ kém có thể làm tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng cà phê với lượng vừa phải
Caffeine có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo và cải thiện tâm trạng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine có thể gây lo lắng, mất ngủ và làm trầm trọng thêm triệu chứng trầm cảm. Người bệnh nên giới hạn lượng cà phê uống hàng ngày, thường là không quá 1-2 tách mỗi ngày. Caffein tối đa nạp vào cơ thể là khoảng 400mg.
Chọn loại cà phê thích hợp
Các loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp hơn hoặc cà phê không chứa caffeine (decaf) có thể là lựa chọn tốt cho người bệnh trầm cảm, giúp giảm nguy cơ gặp phải các tác động tiêu cực của caffeine. Đặc biệt, bạn không nên uống cà phê với đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhất là đối với người bị tiểu đường.
Quan sát phản ứng cơ thể
Người bệnh nên tự quan sát và ghi nhận những phản ứng của cơ thể khi sử dụng cà phê. Nếu nhận thấy các triệu chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các vấn đề khác như lo âu, run rẩy, cần ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.
Như đã đề cập, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với caffeine, vì vậy việc quản lý lượng tiêu thụ và thời gian sử dụng cà phê cần được cá nhân hóa dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh trầm cảm.
Những loại thực phẩm người bị trầm cảm nên tránh
Khi bị chán chường và trầm cảm, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bạn. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh trầm cảm nên tránh sử dụng gồm:
Thức uống chứa caffeine
Mặc dù cà phê có thể giúp tỉnh táo trong thời gian ngắn, nhưng tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến lo lắng,tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ và tăng triệu chứng trầm cảm. Nên hạn chế các loại nước uống như cà phê vì nó có nhiều caffein, thay vào đó bạn có thể uống cà phê đã khử caffein hay trà thảo mộ lành mạnh để giữ cho tâm trạng thư thái và ngủ tốt hơn.
Nước ép trái cây ngọt
Những nước ép trái cây như dứa, nước mía, nước táo... đều là những loại nước ép có hàm lượng đường cao, giúp bổ sung năng lượng và giúp bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, khi tiêu thụ những loại nước ép này, lượng đượng huyết tăng đột ngột, sau đó cũng hạ nhanh, lúc này bạn cũng sẽ dễ bị đói mà không thoải mái hơn lúc ban đầu.
Sử dụng trái cây hữu cơ cũng là một lựa chọn lý tưởng, chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, không gây biến động đường huyết và cải thiện tâm trạng.
Nước ngọt
Các loại nước ngọt, nước soda, nước tăng lực... được nhiều người chọn uống khi thấy mệt mỏi. Nhưng sự kết hợp của caffeine, đường, và chất làm ngọt nhân tạo trong nước ngọt có thể gây ra những tác động tiêu cực, bao gồm tăng nhịp tim và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Các loại đồ uống có gas cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Đối với những người trầm cảm, việc tiêu thụ các loại soda này có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và chán nản.
Đồ uống có cồn
Rượu bia và các loại đồ uống có cồn có thể làm tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù có thể tạm thời giúp cảm thấy thư giãn, nhưng sau đó nó thường làm gia tăng cảm giác buồn bã và lo âu.
Bên cạnh đó, rượu cũng như một chất gây trầm cảm, có thể làm bạn mất ngủ, điều này làm cơ thể xử lý cảm xúc khó khăn, còn khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn mệt mỏi, tâm trạng kém. Vì vậy nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm hay bị trầm cảm không nên uống rượu.
Thực phẩm chế biến sẵn
Chất phụ gia, đường, muối và calo thường có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn. Ăn thường xuyên và ăn nhiều có thể gây viêm, kể cả não. Tình trạng viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng không tốt.
Chất béo chuyển hóa, nước sốt
Nước xốt salad và nước xốt cà chua đóng hộp thường có hàm lượng đường khá lớn. Dù có thể được ghi là không đường nhưng chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame vẫn có thể có trong sản phẩm, thành phần này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Người bệnh trầm cảm nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
Chất béo chuyển hóa có trong các loại thực phẩm như khoai tây chiên, thức ăn chiên, đồ ăn nhanh, bơ thực vật... có chứa nhiều chất béo không lành mạnh và không tốt cho sức khỏe.