1. Sơ lược về tác giả
Ông là một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ. Ông có công rất lớn trong việc phát triển Avis Rent A Car thành một công ty vững mạnh, trở thành đối thủ mạnh trong thị trường cho thuê xe.
Cuốn sách “Up the Organization” được ông cho suất bản năm 1970 được bán rất chạy và đánh giá cao về quản trị doanh nghiệp. Cuốn sách được viết bám sát vào thực tế giúp cho người đọc tránh khỏi những sai lầm phổ biến trong việc lãnh đạo.
2. Quan điểm của tác giả
Robert Townsend: "Để giữ cho công ty được trẻ trung và tinh gọn, đừng thuê thêm người cho đến khi mọi người đều quá tải, và họ sẽ thích có nhân viên mới và không quan tâm người đó ở vị trí nào"
- Townsend nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc duy trì tổ chức một cách gọn nhẹ, năng động và hiệu quả.
- Ông khuyến nghị không cần thiết tuyển dụng thêm nhân viên mới quá sớm, ngay cả khi khối lượng công việc của tổ chức tăng lên. Điều cần thiết ở đây là phải quan sát kỹ dấu hiệu của việc quá tải trong tổ chức, từ đó phải đưa ra quyết định tuyển dụng hoặc phân bổ công việc hợp lý hơn.
- Ông cũng khuyến khích nhà quản lý sử dụng tri thức ngầm (implicit knowledge) thông qua việc luôn tương tác thường xuyên với nhân viên, khách hàng và các bên liên quan để cải thiện quản lý và ra quyết định đúng đắn nhất.
3. Điều cần làm
Không cần thiết tuyển dụng nhân viên mới quá sớm khi công ty chưa thực quá tải công việc.
Quan sát kỹ các dấu hiệu trong việc quá tải của đội ngũ ví dụ như tỷ lệ bệnh tật, sự biến động nhân sự, sự chậm trễ, và điều quan trọng nhất là mâu thuẫn nội bộ.
Xử lý tình huống quá tải công việc trước khi vấn đề lớn xảy ra bằng cách ra quyết định dựa trên hiểu biết về nhân viên và tình hình kinh doanh.
Tăng cường tri thức ngầm (implicit knowledge) bằng cách thường xuyên giao tiếp với nhân viên, đối tác, và các bộ phận liên quan.
4. Vận dụng trong thực tế
Toyota là doanh nghiệp trong việc áp dụng triết lý tinh gọn thông qua hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). Toyota chỉ sản xuất khi có nhu cầu, giúp giảm chi phí của việc tồn kho, tối ưu hóa dòng tiền và giữ cho quy trình sản xuất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Toyota cũng tập trung vào tối ưu hóa nguồn lực, nhờ vào hệ thống quản lý hiệu quả và đào tạo nhân viên để họ có thể làm nhiều công việc hơn trong nhiều lĩnh vực.
5. Câu hỏi cho bạn
- Lần cuối cùng tôi kiểm tra tất cả nhân viên có đủ việc làm không là khi nào?
- Có ai trong nhóm của tôi bị quá tải? Tôi có cần phân phối lại công việc không?