Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có giá trị cao, do đó việc làm giả loại sâm này cũng khá nhiều. Bài viết này 1Shop.vn sẽ giúp bạn so sánh sâm Ngọc Linh thật và giả, để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Tìm hiểu về sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là một loại sâm quý, được xem như " quốc bảo" của Việt Nam. Loại sâm này được tìm thấy ở độ cao trên 1.200, với mật độ tập trung cao nhất ở khoảng 1.700 - 2.000m trong các cánh rừng già thuộc vùng núi Ngọc Linh. Trong khi đó, cũng có một số tài liệu cho biết độ cao người ta tìm ra loại sâm này là 1.500m trở lên.
Về mặt sinh học, sâm Ngọc Linh thích nghi với điều kiện môi trường dưới tán rừng ẩm, giàu mùn, có độ che phủ trên 80%. Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ là từ 20 - 25°C vào ban ngày và 15 - 18°C vào ban đêm. Tuy nhiên, đây là loại sâm có sinh trưởng khá chậm.
Hiện tại, do việc khai thác quá mức, số lượng sâm Ngọc Linh trong tự nhiên đã giảm đi rất nhiều. Để bảo tồn loài cây quý hiếm này và tăng thu nhập cho người dân, người dân ở Kon Tum và Quảng Nam cũng đã trồng sâm Ngọc Linh trên diện tích lớn.
Các loại sâm Ngọc Linh giả phổ biến hiện nay
Do nhu cầu và giá trị của sâm Ngọc Linh rất lớn, nên nhiều người lợi dụng để trà trộn, làm giả sâm Ngọc Linh. Dưới đây là một số loại sâm Ngọc linh giả thường thấy:
Tam thất
Tam thất sinh trưởng ở các vùng núi, có độ cao trên 1.500m, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nhờ ở nơi đây quanh năm mát mẻ, là điều kiện phù hợp để cây tam thất phát triển tốt.
Củ tam thất có ngoại hình giống với sâm Ngọc Linh, nhưng vị đắng hơn và hàm lượng saponin thấp hơn, điều này khiến nó cũng là một trong các dược liệu bị sử dụng để làm giả sâm Ngọc Linh.
Tam thất hoang
Tam thất hoang (hay sâm Vũ Diệp) là loại cây mọc tự nhiên, phân bố tập trung ở tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc. Do chủ yếu là mọc hoang, chưa được canh tác, nên loại này thường được gọi là tam thất hoang.
Mặc dù nó cũng chứa hàm lượng saponin, nhưng hàm lượng này thấp hơn so với sâm Ngọc Linh, khiến nó thường bị sử dụng để làm giả loại sâm quý này.
Củ đan thạch
Loại thứ 3 là củ đan thạch, là loại cây mọc hoang tự nhiên trong rừng. Với ngoại hình khá giống sâm Ngọc Linh, nên nó bị dùng để làm giả sâm Ngọc Linh và lừa bán cho người tiêu dùng.
Việc nhận biết đúng các loại sâm Ngọc Linh thật – giả rất quan trọng, giúp người tiêu dùng tránh được những rủi ro khi sử dụng sản phẩm không đúng chất lượng.
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và sâm Ngọc Linh giả
Để so sanh sâm Ngọc Linh thật và sâm Ngọc Linh giả bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:
Kiểm tra vị của sâm
- Sâm Ngọc Linh thật khi cho vào miệng nếm thử, ban đầu bạn sẽ cảm nhận được vị đắng khá rõ rệt pha chút ngọt thanh, cảm giác giòn và không có xơ.
- Sâm Ngọc Linh giả khi nhai cảm giác cứng, nhiều xơ và dai. Vị nó ngái ngái, đắng ngắt, không có vị ngọt nhẹ như sâm thật.
Xem xét thân rễ và rễ củ
- Sâm Ngọc Linh thật có các mắt trên thân mọc không đồng đều. Vỏ mỏng, nhẵn và không xù xì, khi mang đi rửa sạch với nước nó sẽ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám.
- Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả lại có vỏ củ sần sùi, thô ráp, mắt thường tròn đều và mọc thẳng hàng.
Kiểm tra mùi hương
Mùi vị là một trong những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết sâm Ngọc Linh thật và giả.
- Sâm Ngọc Linh thật thường nó sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng, dễ nhận biết bằng mũi. Mùi thơm này rất tự nhiên, tươi mới
- Sâm Ngọc Linh giả thì tất nhiên nó sẽ không có mùi thơm như hàng thật.
Quan sát lá sâm
- Sâm Ngọc Linh thật sẽ thường mọc ở đỉnh của thân, phần lá nhỏ, mỏng, nó có dạng lá kép chân vịt với 3-5 lá kép. Ở mép lá có hình răng cưa rất nhỏ, đều, và mặt sau lá có nhiều lông.
- Sâm Ngọc Linh giả thì ngược lại có lá to hơn, bề ngang rộng, răng cưa ở mép lá sâu và dày. Mặt sau lá có ít lông hơn so với lá của sâm thật.
Cấu trúc đốt mắt sâm
- Sâm Ngọc Linh thật có nhiều rễ bám, khoảng cách giữa các đốt mắt không đều, mọc so le, và số lượng mắt ít. Lý do là vì trong 3 năm đầu sinh trưởng, cây sâm này không rụng thân khí sinh nên chỉ hình thành 1 mắt, sau đó thì mỗi năm sẽ xuất hiện thêm 1 mắt.
- Sâm giả thì các đốt mắt mọc thẳng hàng, khoảng cách đều nhau và số lượng nhiều hơn.
Kiểm tra khối lượng củ sâm
Sâm thật thì phần củ của nó nhỏ nhưng rất chắc tay, mặc dù củ sâm Ngọc Linh nhỏ nhưng lại có khối lượng khá nặng. Còn sâm Ngọc Linh giả thìcủ thì to nhưng lại nhẹ, khi cầm trên tay bạn có cảm giác giống như nó rỗng ruột.
Phân biệt qua kiểm định
Cách chính xác nhất để xác định sâm Ngọc Linh thật hay giả là kiểm tra thành phần hóa học tại các trung tâm uy tín. Cách này tuy hơi tốn thời gian nhưng lại phân biệt rõ loại sâm này.
Đầu tiên, cần thực hiện các phản ứng hóa học đặc trưng để định tính hợp chất Saponin.
- Nếu sâm Ngọc linh thật sẽ có đủ các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 với tỷ lệ nằm trong khoảng tham chiếu và đặc biệt có chứa Majonoside R2 (MR2).
- Còn đối với sâm giả, thì nó cũng có thể chứa Ginsenoside loại Rg1, Rb1 nhưng thấp hơn và điểm phân biệt nữa là nó không có Majonoside R2.
Nhờ áp dụng các phương pháp này, bạn có thể xác định sâm Ngọc Linh thật và giả hiệu quả.