
Tôm là nguyên liệu giàu dinh dưỡng và thơm ngon, bạn có thể nấu những món cháo từ tôm cho bé ăn dặm, nhằm giúp bé ăn ngon hơn và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết.
Nấu cháo tôm cho bé ăn dặm tốt không?

Tôm là một loại hải sản, không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, mà nó còn là nguồn dinh dưỡng phong phú. Trong 100g tôm nấu chín, chứa các dưỡng chất sau:
- 99 calo
- 24g chất đạm
- 189mg cholesterol
- 0,3g chất béo
- 111g natri
- 0,2g carbohydrate
- I-ốt
- Đồng
- Kẽm
- Vitamin B12
- Photpho
- Magie
- Sắt
- Mangan
- Canxi
- Kali
Đây đều là những thành phần rất có lợi cho bé trong quá trình phát triển toàn diện như hỗ trợ trí não, đóng góp vào việc phát triển của trẻ và đồng thời còn giúp trẻ ăn ngon hơn.
Nhưng bạn cũng lưu ý, tôm có nhiều natri, chất béo và có thể có nguy cơ chứa vi khuẩn nếu tôm đó không đảm bảo chất lượng. Nên nếu sử dụng tôm không tươi, ngon, sạch, trẻ có thể bị tiêu chảy, táo bón, đầy bụng. Thậm chí có nhiều trẻ có thể bị dị ứng với tôm.
Vì vậy, nếu muốn dùng tôm để nấu trong các món ăn dặm, bạn cần chờ trẻ đạt độ tuổi ít nhất là 7 tháng tuổi trở lên, khi bắt đầu cho trẻ làm quen tôm, thì chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ, sau đó quan sát phản ứng của trẻ, nếu trẻ không có các dấu hiệu dị ứng hay bất thường, thì bạn có thể để trẻ ăn tôm theo liều lượng và tần suất khuyến cáo của bác sĩ.
Top 7 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm tốt nhất
Để làm các món cháo tôm ăn dặm ngon lành và bổ dưỡng cho bé, bạn có thể tham khảo các công thức sau:
Cháo tôm và chùm ngây

Nguyên liệu:
- Tôm tươi sống 2 con
- Chùm ngây 2 nhánh
- Gạo 1 thìa canh
- Dầu oliu 1 thìa cafe
- Nước lọc
- Gia vị
Cách làm:
- Tôm bóc bỏ vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, cho tôm vào nước muối loãng 10 phút và rửa sạch
- Chùm ngây bạn nhặt lấy lá ngon và ngon, rửa sạch, để ráo
- Cho tôm và chùm ngây vào máy, xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy nước cốt
- Vo gạo và cho vào nồi, thêm nước cùng phần bã tôm chùm ngây lúc nãy vào, bật bếp hầm chín mềm, nhớ khuấy nhẹ để cháo không bị cháy nồi
- Nấu đến khi nguyên liệu đã chín hoàn toàn thì tắt bếp, cho cháo vào máy xay nhuyễn, tiếp tục lọc cháo qua rây
- Sau khi lọc cháo xong bạn cho vào nồi, thêm nước cốt rau chùm ngây và tôm vào, nấu sôi, vớt bỏ bọt nổi. Khi cháo đã chín hoàn toàn thì tắt bếp
- Múc cháo ra chén, thêm 1 thìa oliu vào, khuấy đều và cho trẻ thưởng thức.
Cháo tôm và hạt sen

Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi sống 10g
- Hạt sen 20g
- Gạo 20g, với 10 g gạo nếp, 10g gạo tẻ
- Nước lọc
- Gia vị
Cách làm:
- Để cháo mềm và nhanh chín hơn, bạn có thể cho hai loại gạo vào nồi, thêm nước và ngâm khoảng 1 tiếng, rồi vo lại vào cho vào nồi, thêm nước và đun sôi, khi cháo sôi thì hạ lửa, hầm cho cho mềm
- Tôm bóc bỏ vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn
- Hạt sen oại bỏ tim sen, nếu hạt sen tươi thì bạn nấu luôn, còn hạt sen khô cần ngâm với nước 60 phút, rồi cho vào nồi đun sôi với nước lọc, hầm 10 phút cho hạt sen mềm
- Tiếp đó bạn cho hạt sen vào trong nồi cháo, nấu tiếp
- Khi chào và hạt sen đã mềm thì cho tôm xay vào, khuấy đều
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô và cho trẻ ăn.
Cháo tôm và bông bí

Nguyên liệu:
- Tôm tươi sống 20g đã được bóc vỏ
- Bông bí 20g
- Gạo 20g
- Dầu oliu 1 thìa cafe
Cách làm:
- Tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm, loại bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn
- Bông bí lấy phần hoa, bỏ đài, nhụy và phần cuống, mang đi rửa sạch, cắt nhỏ
- Vo gạo xong, đổ gạo vào nồi thêm nước vàđun sôi, hạ lửa hầm cháo cho mềm
- Khi cháo nhừ thì bạn cho tôm xay vào, khuấy nhẹ để tôm chín cũng như tránh cháo bị cháy nồi, khi tôm đã chín thì bạn cho bông bí vào cháo, chờ nguyê liệu chín hết thì tắt bếp
- Múc cháo ra tô, thêm một ít dầu oliu vào, chờ cho cháo ấm thì mang cho trẻ thưởng thức.
Cháo tôm và cà rốt
Nguyên liệu:
- Tôm tươi sống 30g
- Gạo 7 thìa, với 5 thìa gạo tẻ và 2 thìa gạo nếp
- Cà rốt 1/2 củ
- Nước lọc
- Dầu oliu
- Gia vị
Cách làm:
- Trộn đều hai loại vào, vo so với nước rồi cho vào nồi, thêm nước và hầm mềm
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu
- Tôm bóc bỏ vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn, ướp tôm với một chút nước mắm
- Khi cháo đã mềm bạn cho cà rốt vào, tiếp tục hầm
- Cà rốt mềm thì cho tôm vào, khuấy đều để tôm không vón cục lại
- Khi toàn bộ nguyên liệu đã chín thì bạn nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp
- Múc cháo ra tô, thêm dầu oliu, thưởng thức.
Cháo tôm và yến mạch
Nguyên liệu:
- Tôm tươi 30g
- Bột yến mạch 3 thìa
- Cải ngọt 3 lá
- Nước lọc
- Gia vị
Cách làm:
- Tôm bóc bỏ vỏ, bỏ đầu và đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn
- Cho bột yến mạch vào nồi, đổ nước và đun sôi, cho tôm vào khuấy đều
- Hạ lửa, vừa nấu vừa khuấy đều tay để cháo không cháy và tôm chín đều
- Nêm nêm gia vị cho vừa ăn, khi nguyên liệu đã chín, thì tắt bếp
- Cho cháo ra tô, thưởng thức.
Cháo tôm và mồng tơi

Nguyên liệu:
- Tôm tươi sống
- Rau mồng tơi
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Tôm tươi bạn mang đi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn
- Rau mồng tơi nhặt lấy lá ngon, non, rửa sạch, cắt nhỏ
- Vo gạo và cho vào nồi, đổ nước vào, đun sôi và hầm cháo cho mềm
- Tôm khuấy chung với 1/2 chén nước cho đều, cho vào nồi cháo, nấu chín
- Cho rau mồng tơi và 1 ít nước mắm vào cháo, khuấy nhẹ, khi nguyên liệu đã chín thì tắt bếp
- Múc cháo ra tô, thêm một ít dầu ăn dặm vào và cho trẻ thưởng thức.
Lưu ý: Gia vị nấu cháo cần điều chỉnh phù hợp với độ tuổi của trẻ, không cho trẻ ăn mặn nhé.
Cháo tôm và khoai lang
Nguyên liệu:
- Tôm tươi sống 3 con
- Gạo 30g
- Khoai lang 40g
- Hành tím 1 củ băm nhỏ
- Gia vị
Cách làm:
- Tôm tươi bạn mang đi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi tôm, đồng thời bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch và xay nhuyễn, ướp tôm với dầu ăn và gia vị
- Vo gạo và cho vào nồi, đổ nước và hầm cho cháo mềm
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miêng và đem đi hấp chín, nghiền mịn khoai lang
- Cho tôm vào xào chín với hành
- Sau đó cho tôm và khoai lang vào cháo, nấu mềm
- Nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
Nấu cháo tôm cho bé ăn dặm cần lưu ý
Khi chuẩn bị cháo tôm cho bé trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần chú ý một vài điều sau:
Chọn tôm tươi, chất lượng

Tôm tươi sẽ mang lại hương vị thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mẹ nên chọn những con tôm còn sống, thịt chắc, tránh tôm có mùi lạ hay dấu hiệu hư hỏng.
Cách mua tôm ngon:
- Bạn cần chọn những con tôm còn sống, bơi linh hoạt, như thế sẽ đảm bảo độ tươi ngon của tôm
- Vỏ tôm trong suốt, dính chặt vào thân, không hề có mùi hôi thối
- Tránh mua tôm đã chết, rụng đầu, hay những con tôm có màu sắc khác lạ, bị chảy nhớt hoặc có mùi hôi
- Ưu tiên con tôm có dáng hơi cong, thịt căng, nhưng nếu con tôm căng bất thường bạn cũng không nên mua nhé
- Đuôi tôm xếp lại với nhau là tôm tươi, còn nếu bị xòe ra thì không nên lựa chọn.
Thời điểm ăn cháo tôm
Hệ tiêu hóa của bé dưới 7 tháng thường chưa sẵn sàng xử lý các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, chỉ nên giới thiệu món cháo tôm khi bé được 7 tháng tuổi trở lên, bắt đầu với lượng nhỏ để bé làm quen, không nên cho trẻ ăn tôm quá nhiều.
Sơ chế tôm sạch sẽ

Tôm sau khi mua về bạn nên sử dụng ngay. Tôm cần làm sạch vỏ, đầu, đuôi và cả đường chỉ trên lưng tôm. Đường chỉ đen này là đường tiêu hóa của tôm, nên bạn nhớ loại bỏ nó nhé.
Tôm cần được nấu chín hoàn toàn, tùy vào độ tuổi của trẻ bạn có thể cắt nhỏ hoặc có thể xay nhuyễn trộn vào nồi cháo.
Tránh nêm quá nhiều gia vị
Với bé ăn dặm, bạn chỉ nên dùng gia vị chuyên biệt dành riêng cho trẻ hoặc không cần thêm bất cứ gia vị nào. Gia vị này cần dựa vào độ tuổi của trẻ, vì thận và hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa đủ khả năng để xử lý lượng natri lhay các gia vị như ngưòi lớn. Vì thế, bạn tránh thêm nhiều gia vị nhé, hoặc chỉ dùng gia vị của trẻ.
Quan sát phản ứng của trẻ

Tôm là thực phẩm dễ gây dị ứng ở một số trẻ. Sau lần đầu cho bé ăn, mẹ cần để ý xem bé có xuất hiện dấu hiệu như mẩn đỏ, ngứa, khó thở hay tiêu chảy không. Nếu có, nên dừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ. Còn nếu trẻ ăn tôm mà không có bất cứ triệu chứng nào khác thường, thì bạn có thể cho trẻ ăn theo liều lượng bác sĩ khuyên.
Liều lượng phù hợp
- Nếu bé yêu của bạn đang ở giai đoạn khoảng 7 - 12 tháng tuổi, thì mỗi bữa chỉ nên dùng khoảng 20 – 30g tôm đã bỏ vỏ, chế biến cùng bột hoặc cháo, cần xay nhuyễn và làm sạch tôm kỹ. Bé có thể ăn một bữa mỗi ngày, khoảng 3 – 4 lần/tuần.
- Trẻ 1- 3 tuổi thì các chức năng trong cơ thể trẻ đã ổn định hơn, nên bạn có thể cho trẻ ăn một bữa tôm mỗi ngày, kết hợp với cháo, rau xanh, bún hoặc súp, với lượng tôm khoảng 30 – 40g. Cũng cần làm sạch vỏ tôm, để tránh trẻ bị hóc.
- Trẻ trên 4 tuổi, lúc này, bé có thể ăn 1 - 2 bữa tôm/ngày, mỗi bữa có thể ăm khoảng 50 - 60g tôm, nhằm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau như cá, rau củ quả, trái cây, thịt...
Cho trẻ ăn tôm tùy vào từng giai đoạn phát triển và độ tuổi, ăn đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp trẻ hấp thụ tốt mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.