Gừng hay trà gừng là những thực phẩm quen thuộc, tuy nhiên vì sao gừng có thể giúp hạ sốt và những ai không nên dùng gừng để hạ sốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Sốt là bệnh lý gì? Khi sốt có nên uống thuốc hạ sốt ngay không?
Sốt là lúc nhiệt độ cơ thể của bán tăng cao hơn so với bình thường, thường nhiệt độ cơ thể nằm ở khoảng 36,1 - 37,2 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C nghĩa là bạn đang sốt. Cũng có trường hợp trên 40 độ C, cơ thể có thể trải qua các triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi,... tùy vào nguyên nhân bị sốt. Sốt thường xuất hiện khi cơ thể phải đối mặt với sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Hầu hết trường hợp sốt không đòi hỏi điều trị ngay lập tức vì hệ miễn dịch của cơ thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Nên nếu bệnh tình không nặng thì không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt ngay.
Người lớn thường có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn trẻ em, do đó họ có khả năng chống lại sốt, ít nguy cơ bị co giật mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu không muốn dùng thuốc hạ sốt, có thể thử cách hạ sốt tự nhiên bằng gừng. Gừng không chỉ giúp giảm sốt mà còn giúp bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài hoặc trở nên nặng, việc thảo luận với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo điều trị đúng và kịp thời.
Tại sao gừng lại có khả năng hỗ trợ việc hạ sốt?
Gừng không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn được coi là một loại dược liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc như trị cảm, trị ho, trị đầy bụng... Trong đó, khả năng hạ sốt của gừng được đánh giá cao. Nguyên nhân chính là do gừng chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên.
Những chất này hợp tác mạnh mẽ với hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhờ vào sự tương tác này, cơ thể được hạ sốt nhanh hơn và giảm cảm giác mệt mỏi. Phương pháp hạ sốt bằng gừng, đặc biệt là trong trường hợp sốt siêu vi, mang lại hiệu quả đáng kể.
Không chỉ giúp hạ sốt, gừng còn có khả năng chống viêm, giảm đau, và cải thiện hệ miễn dịch nhờ sự hiện diện của gingerol và shogaol. Do đó, gừng giúp hạ sốt và giảm những triệu chứng do sốt gây ra. Việc sử dụng gừng để hạ sốt không chỉ mang lại hiệu quả mà còn phù hợp với nhiều người.
Cách hạ sốt bằng gừng cho người trưởng thành
Có nhiều phương pháp sử dụng gừng để giảm sốt, nó vừa đơn giản vừa phù hợp với nhiều người. Dưới đây là một số cách thực hiện đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng gừng tươi và rượu
Cảm sốt do thời tiết lạnh:
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Rượu trắng
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, giã nhuyễn sau đó cho một ít rượu vào
- Cho hỗn hợp vào nồi sao nóng
- Cho gừng vào 1 cái khăn màn sạch, cột chặt
- Thoa nhẹ lên người và đánh gió
- Xong đó dùng khăn nhúng nước ấm và lau sạch.
Sử dụng gừng và hành
Bị cảm cúm, sốt, đau đầu, ho, nghẹt mũi:
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 15g
- Hành trắng 10g (hành tây, dùng cả củ, rễ, lá).
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, giã nhuyễn
- Hành mang rửa sạch cắt múi
- Cho nước vào nồi, đun sôi
- Cho gừng và hành vào đun sôi
- Sau đó lấy phần nước vừa sắc để uống
- Phần bã cho thêm nước lọc vào, đun sôi lần nữa
- Sau đó dùng để xông người.
Sử dụng nước gừng tươi
Tiêu thụ nước gừng tươi không chỉ giúp hạ sốt mà còn hỗ trợ bổ sung nước cho cơ thể. Khi bị sốt, cơ thể thường bị mất nước và chất điện giải. Khi cơ thể mất nước bạn sẽ thấy da khô và môi khô.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Nước lọc
- Mật ong
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, băm nhuyễn, nếu không có gừng tươi bạn có thể dùng bột gừng hay gừng sấy khô để thay thế
- Cho nước vào nồi đun sôi, cho nước ra ly
- Thêm gừng vào hãm gừng khoảng 5 phút
- Chờ nước ấm thì vớt bã ra và cho một ít mật ong vào, khuấy đều
- Thưởng thức.
Sử dụng gừng và đường
Cảm lạnh rét run có thể áp dụng:
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 10g
- Đường 10g
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, băm nhuyễn
- Cho nước vào nồi đun sôi, cho nước ra ly
- Thêm gừng vào hãm gừng khoảng 5 phút
- Tiếp tục cho đường trắng vào ly gừng, khuấy đều
- Uống ngay khi còn nóng và đắp chăn kín để cơ thể đổ mồ hôi.
Sử dụng gừng chế biến món ăn
Cách làm này khá đơn giản, bạn có thể dùng gừng để tẩm ướp cùng món ăn, pha nước chấm... Sử dụng gừng làm gia vị thường xuyên cũng giúp bạn cải thiện đề kháng và giảm sự tấn công của các tác nhân có hại gây sốt. Nếu bạn đang bị sốt, nhớ thêm gừng khi nấu nướng các món như canh, món kho, món xào...
Sử dụng gừng để tắm
Một cách giúp hạ sốt đó chính là ngâm hay tắm cùng nước ấm.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Nước lọc
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, giã nhuyễn, nếu không có gừng tươi bạn có thể dùng bột gừng để thay thế
- Cho nước vào nồi đun sôi
- Thêm gừng vào hãm gừng khoảng 5 phút
- Vớt bỏ phần bã gừng, chờ cho nước ấm
- Dùng để tăm hay ngâm mình.
Còn với trẻ em thì cần pha loãng nước gừng với nước, để làm loãng phần nước gừng để tránh làm da trẻ bị bỏng rát. Ngoài ra, cách tắm này không phù hợp cho người có làn da nhạy cảm, bị dị ứng với gừng.
Sử dụng trà gừng túi lọc
Nguyên liệu:
- 1 gói trà gừng túi lọc
- Nước lọc
Cách làm:
- Cho nước sôi vào ly, cho trà gừng túi lọc vào
- Hãm gừng khoảng 2- 5 phút
- Chờ nước ấm thì vớt bã ra
- Thưởng thức khi trà còn ấm.
Những ai không được uống nước gừng hạ sốt
Mặc dù gừng có tác dụng hỗ trợ hạ sốt cho người lớn, tuy nhiên cũng có những người sau không nên sử dụng nước gừng để hạ sốt:
- Người có vấn đề về gan
- Người bị mắc bệnh sỏi mật
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người đang uống thuốc chống đông máu
- Người bị huyết áp cao
- Người bị tiêu chảy
- Người cảm nắng
- Người bị các vấn đề về dạ dày, tá tràng
- Người đang điều trị bệnh bằng thuốc...
Tóm lại, nếu có vấn đề gì về sức khỏe bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng để hạ sốt, nếu sử dụng gừng không có tác dụng thì bạn cũng dừng ngay và tìm bác sĩ để được tư vấn.