
Trà Thái Nguyên vừa thơm ngon và giàu dưỡng chất, tuy nhiên có một số thực phẩm không nên dùng chung với trà Thái Nguyên như protein động vật, thực phẩm giàu sắt, thực phẩm lạnh...
Vì sao trà Thái Nguyên kỵ với thực phẩm?

Trà Thái Nguyên không kỵ với tất cả thực phẩm, nó chỉ không phù hợp với một số thực phẩm giàu sắt, giàu đạm động vật... Trà này nổi tiếng không chỉ bởi hương cốm non đặc trưng mà còn nhờ vào hàm lượng cao các hợp chất có lợi như EGCG, polyphenol, ... Trà Thái Nguyên khi uống đúng cách và đúng liều lượng nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe như chống oxy hóa, xoa dịu căng thẳng, cải thiện tiêu hóa... Tuy nhiên, nếu kết hợp với một số thực phẩm "không phù hợp", những lợi ích này có thể bị giảm sút, thậm chí ảnh hưởng đến hương vị và khả năng hấp thụ dưỡng chất từ trà.
Một số món ăn có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Thực phẩm nào kỵ trà Thái Nguyên?
Khi uống trà Thái Nguyên, bạn không nên kết hợp trà với những thực phẩm như:
Món ngọt, chưa nhiều đường

Bánh kem, chè ngọt hay nước soda dễ làm lu mờ vị chát nhẹ và hậu ngọt đặc trưng của trà Thái Nguyên, làm cho việc thưởng thức trà trở nên nhàm chán và nhạt vị. Không những vậy, các thực phẩm chứa nhiều đường còn khiến đường huyết tăng đột ngột.
Trà Thái Nguyên rất hợp với mứt gừng, có thể nhâm nhi vào mua đông lạnh. Sự kết hợp này giúp giữ trọn hương thơm và hậu vị tinh tế của trà.
Đồ lạnh

Dùng trà ấm cùng các thực phẩm lạnh như kem, nước đá, sữa chua có thể làm dạ dày khó chịu, co bóp không bình thường do sự chênh lệch nhiệt độ, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc cảm giác khó chịu sau ăn.
Bạn có thể pha ở 75–80°C, sau đó uống trà ấm hoặc làm mát trà rồi uống.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa pha cùng trà có thể là một đồ uống hấp dẫn, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì sự kết hợp này có thể làm cho đạm trong sữa tương tác với các chất chống oxy hóa trong trà, kết quả là làm giảm tác dụng của trà đối với sức khỏe. Hơn nữa, hương vị đặc trưng của trà Thái Nguyên cũng sẽ không còn khi cho sữa vào cùng.
Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sau bữa ăn có thịt đỏ, gan động vật, hải sản có vỏ như nghêu, sò hoặc rau lá xanh đậm, việc uống trà ngay lập tức có thể khiến sắt không được hấp thụ hiệu quả. Tanin trong trà Thái Nguyên, cản trở quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể. Điều này rất đáng lưu ý đối với người có nguy cơ thiếu máu hoặc đang cần bổ sung sắt. Nên khi bạn ăn các thực phẩm giàu sắt thì nên chờ khoảng 2- 3 tiếng sau rồi mới uống trà.
Không dùng trà để uống thuốc
Trà Thái Nguyên, cũng như các loại trà xanh khác, không nên dùng cùng thuốc. Các thành phần trong trà có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc cản trở sự hấp thụ của thuốc vào cơ thể. Nên khi bạn uống thuốc tốt nhất nên uống với nước lọc, cũng không nên uống tà với thuốc gần thời điểm với nhau.
Món ăn giàu đạm động vật
Các món ăn như bò, hải sản... khi kết hợp với trà dễ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Chất đạm động vật khi tương tác với polyphenol trong trà có thể gây phản ứng kết tủa, làm giảm dưỡng chất, gây khó tiêu cũng như hạn chế khả năng hấp thu protein của cơ thể.
Uống trà Thái Nguyên cần lưu ý
Khi thưởng thức trà Thái Nguyên, bạn cần lưu ý một số điều để tận dụng tối đa lợi ích và tránh những tác dụng phụ:
Không uống trà quá đậm

Trà Thái Nguyên hay các loại trà được chế biến từ trà xanh, thì bạn nên pha theo liều lượng nhà sản xuất khuyến nghị, như thế bạn sẽ có được một ấm trà vừa miệng và phù hợp, việc bạn pha quá đặc có thể làm tăng nồng độ caffeine, có thể gây say trà ở một số người, hoặc gây mất ngủ hoặc kích thích thần kinh quá mức.
Không uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Một ấm trà có thể pha được 2- 3 lần nước tùy loại và tùy sở thích uống đậm hay nhạt của người thưởng trà. Tuy nhiên, nếu bạn pha trà lại nhiều lần thì hương vị và dưỡng chất trong trà đã không còn nữa, đồng thời nếu bạn để trà quá lâu còn tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
Không uống trà khi bụng đói

Trà xanh chứa tannin, có thể kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, đặc biệt nếu uống lúc bụng đói vào buổi sáng. Khi bạn uống trà xanh khi đói, điều này có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc táo bón.... vì thế, bạn nên uống trà sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng- 2 tiếng. Những ai đang bị các vấn đề ạ dày thì cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Không uống trà ngay sau bữa ăn
Trà xanh có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, nếu bạn uống nó ngay sau bữa ăn, do các hợp chất tanin trong trà có khả năng kết hợp với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu khoáng chất quan trọng này. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Tốt nhất nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Không để trà qua đêm

Trà để qua đêm, dù được bảo quản trong tủ lạnh, cũng sẽ mất đi các hợp chất có lợi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Hàm lượng axit tannic trong trà để lâu có thể gây hại dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống trà ngay khi vừa mới pha xong, không được dùng trà qua đêm.
Uồng trà vừa phải
Liều lượng uống trà xanh được xem là phù hợp đối với người trưởng thành là khoảng 2-3 tách trà xanh mỗi ngày, lý tưởng nhất là uống tối thiểu 1- 2 tiếng sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất.