Nấm linh chi dù là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn sử dụng sai sách, sai liều lượng thì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, chảy máu cam, đau bụng, ...
Nấm linh chi là nấm gì?
Nấm linh chi, hay còn được gọi bằng tên nấm trường thọ, vạn niên chung, tiên thảo, có tên khoa học Ganoderma lucidum, là một loại nấm có vị đắng, tính hàn. Trong y học cổ truyền từ xa xưa, nấm linh chi đã được sử dụng, trong đó bao gồm Trung Quốc, Nhật, và một số nước châu Á khác.
Loại nấm này giàu dưỡng chất, mang lại lợi ích sức khỏe. Nó có tới 6 loại nấm linh chi khác nhau, tình bình, không có độc, và có nhiều tác dụng tích cực cho các cơ quan trong cơ thể như thận, phế, tâm, tỳ.
Thành phần của nấm linh chi
Nấm linh chi là loại thảo dược quý, có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau. Hàm lượng dưỡng chất của nó có thể thay đổi tùy theo nguồn gốc, loại nấm và môi trường sống. Tuy nhiên, hầu hết các loại nấm linh chi đều chứa các chất sau:
1.Nước chiếm khoảng 90%
2. Trong đó 10% giá trị dinh dưỡng còn lại gồm:
- Chất đạm: 10 - 40%, chứa tất cả các acid amin cần thiết, đặc biệt là lysine và leucine
- Chất xơ: 3 - 32%
- Chất béo: 2 - 8%
- Carbs: 3 - 28%
- Chất tro: 8 - 10%
- Phốt pho
- Đồng
- Kali
- Kẽm
- Selen
- Sắt
- Canxi
- Magie
- Triterpenes
- Polysaccharides: Đặc biệt là Polysaccharide beta 1,3D glucan, acid ganoderic A, Ganoderiol F
- Peptidoglycans
Nấm linh chi nguồn gốc từ Nhật trồng tại Việt Nam có chứa acid ganoderic B.
Nấm linh chi không chỉ mang giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều hoạt chất quý giá, bạn có thể bổ sung nhưng cần đúng liều lượng và đúng cách.
Khi sử dụng nấm linh chi cần lưu ý gì?
Khi sử dụng nấm linh chi bạn cần lưu ý về tác rủi ro, liều lượng và cách dùng. Dưới đây là những lưu ý chính khi dùng nấm linh chi:
Gây tương tác với thuốc
Nấm linh chi có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc thảo dược, nhất là những loại thuốc chống đông máu, kháng tiểu cầu... Nó có thể khiến nguy cơ chảy máu gia tăng, gây xuất huyết hay bầm tím.
Các loại thuốc như aspirin, warfarin, hoặc heparin, thuốc chống viêm không steroid... thì không nên dùng nấm linh chi cũng như chiết xuất từ nấm linh chi.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng nấm linh chi có thể khác nhau tùy vào mỗi người, độ tuổi, cũng như nhu cầu và tình trạng sức khỏe mà liều lượng có thể khác nhau. Dưới đây là lượng nấm linh chi mà bạn có thể tham khảo:
- Nấm khô thô : 1,5 - 9 gram mỗi ngày.
- Bột linh chi: 1 - 1,5 gram mỗi ngày.
- Dung dịch linh chi (ngâm rượu): Khoảng 1 ml/ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng để có liều lượng phù hợp với bản thân mình.
Những người không nên khi dùng nấm linh chi
Mặc dù nấm linh chi được coi là một loại nấm tốt, an toàn với hầu hết mọi người, nhưng điều này không có nghĩa ai cũng có thể dùng nó. Dưới đây là những người cần cân nhắc khi dùng nấm linh chi, vì có thể có gây ra những rủi rỏ cho sức khỏe, như:
- Người rối loạn đông máu
- Người mắc bệnh lý rối loạn miễn dịch hoặc rối loạn tuyến giáp
- Người sắp tiến hành phẫu thuật
- Người bị huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp hoặc tiểu đường, có thể sẽ gặp những rủi ro lớn hơn khi dùng nấm linh chi
- Bà bầu và phụ nữ cho con bú cũng không nên dùng nấm linh chi.
Ngoài những đối tượng trên không nên dùng nấm linh chi nói trên. Để an toàn cho sức khỏe, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại nấm này.
Tương tác với thuốc trị huyết áp cao
Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp, điều này là do nó có chứa axit ganoderic, thông qua việc giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride.
Khi sử dụng loại nấm này cùng với thuốc giảm huyết áp, có thể khiến huyết áp xuống quá thấp, vấn đề này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì vậy, khi đang dùng thuốc cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng nấm linh chi, đồng thời cần kiểm tra và theo dõi huyết áp mỗi ngày.
Rủi ro khi dùng nấm linh chi
Theo WebMD, thì chiết xuất nấm linh chi được đánh giá là an toàn khi sử dụng dưới một năm. Trong khi đó, nếu sử dụng bột nấm linh chi nguyên chất thì thời gian khuyến nghị dưới là 16 tuần.
Việc dùng trong thời gian dài hơn, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Buồn nôn là cảm giác của một số người khi dùng, nhất là sử dụng lúc đói.
- Với lượng chất xơ dồi dao trong nấm linh chi có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với nấm linh chi, tuy trường hợp này ít khi gặp. Nó có những biểu hiện như:
- Gây nên tình trạng miệng, họng hoặc mũi bị khô
- Cảm giác chóng mặt
- Bị phát ban, ngứa
- Đau đầu
- Bị chảy máu cam
- Hoặc phân có máu.
Trước khi phẩu thuật không dùng nấm linh chi
Nấm linh chi còn có thể gây ra tình trạng loãng máu hay rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, nếu dùng liều cao nấm linh chi thì còn có thể tăng tingf trạng chảy máu.
Vì vậy, đối với những người vừa phẩu thuật hay đang chuẩn bị tiến hành phẩu thuật thì không được sử dụng bất cứ thứ gì cho chứ nấm linh chi. Để tránh không cầm máu được khi phẩu thuật, gây nguy hiểm đến tính mạng.