Khi bị rối loạn tiêu hóa liệu có thể uống nước cam không? Có tốt không? Là một thắc mắc của nhiều người, mà bài viết này 1Shop sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên hay không nên uống nước cam?
Nước cam là một thức uống giàu dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin như vitamin B1, B9, C, cùng nhiều khoáng chất như kali, sắt, canxi, magie, photpho, chất xơ, đồng thời còn chứa các chất oxy hóa hesperidin, flavonoid, beta-caroten...có lợi cho cơ thể, nhất là đối với những ai đang bị rối loạn tiêu hóa.
Do đó, khi bạn bị rối loạn tiêu hóa vẫn có nên uống nước cam, tuy nhiên cần uống đúng cách và đúng liều lượng. Uống quá nhiều nước cam có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến dư thừa dưỡng chất và gây ra một số vấn đề cho sức khỏe, tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Nước cam giúp bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể khi bị tiêu chảy. Nếu bị tình trạng táo bón, khó tiêu và đầy bụng, nước cam với hàm lượng chất xơ cao sẽ kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện những vấn đề này.
Không những vậy, nước cam với lượng axit cao như acid ascorbic và acid citric. Uống nước cam có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, giảm đầy bụng, khó tiêu,... tuy nhiên bạn không được uống nước cam khi đói, tốt nhất uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1- 2 giờ.
Nước cam còn chứa nhiều viamin C, giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó hỗ trợ người bị rối loạn tiêu hóa chống lại các tác nhân gây hại và bảo vệ sức khỏe.
Rối loạn tiêu hóa uống nước cam cần lưu ý
Người bị rối loạn tiêu hóa có thể uống nước cam và nên uống sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 giờ. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất trong nước cam, cải thiện sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
Khi uống nước cam, người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý:
Không uống chung với sữa, củ cải
Sữa có hàm lượng chất đạm, khi uống cùng nước cam sẽ khiến vitamin C và axit tartaric trong cam kết hợp với protein, sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và cản trở việc hấp thụ thức ăn, có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Do đó, thời điểm uống nước cam và sữa cần phải cách xa nhau ít nhất 60 phút.
Trong khi đó, củ cải khi tiêu hóa sẽ tạo ra một chất gọi là sulfate, chất này sau khi chuyển hóa sẽ sinh ra thiocyanate – một hợp chất có khả năng ức chế việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi kết hợp uống nước cam, các axit hydroxy và ferulic từ flavonoid trong cam có thể làm tăng hoạt động của thiocyanate, gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thậm chí có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.
Không uống nước cam khi đói
Nước cam chứa axit, nếu uống khi đói có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Do đó tốt nhất bạn nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.
Uống với liều lượng vừa phải
Mỗi ngày, một người trưởng thành có sức khỏe tốt có thể uống 1 ly nước cam khoảng 200ml, có thể uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Uống quá nhiều nước cam không chỉ không có lợi mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Chọn cam tươi sạch
Bạn nên chọn những quả cam tươi và sạch, không bị héo, hư hỏng, trước khi dùng cam để vắt nước uống thì cần rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng 10 phút. Đồng thời, khi bạn vắt nước cam, nên uống nước cam chua ngọt vừa phải, không nên uống quá chua.
Không uống trước khi đi ngủ
Nước cam có thể làm gián đoạn giấc ngủ nếu uống ngay trước khi đi ngủ vì nó có tính lợi tiểu, điều này sẽ khiến banh tăng cường tần suất đi tiểu, từ đó làm bạn ngủ không trọn giấc.
Đối tượng không nên uống nước cam
Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy thì nên tránh uống nước cam vì nó có thể làm bệnh lý nặng hơn. Bên cạnh đó, người bị sỏi thận và sỏi tiết niệu cũng nên cân nhắc khi uống nước cam.
Đồng thời những người đang uống thuốc kháng sinh, huyết áp, viêm xong... không uống nước cam cùng lúc với thời điểm uống thuốc, vì nó có thể giảm công dụng của thuốc điều trị.
Một số thực phẩm không kết hợp với nước cam
Nước cam không nên tiêu thụ cùng sữa, củ cải....vì nó có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước cam cùng các thực phẩm chứa nhiều đạm như trứng, thịt, cá.., hay các món ăn như khoai tây,...
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước cam để đảm bảo an toàn.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn:
Khoai lang
Khoai lang giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, nó cũng là món ăn dễ tiêu hóa, bên cạnh đó còn có khả năng hỗ trợ bệnh viêm loét dạ dày.
Bạn chỉ nên sử dụng khoai lang để luộc, hấp, hay nấu soup, tránh chế biến các món nhiều dầu mỡ.
Quả bơ
Quả bơ có hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa đơn cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, nó cùng hỗ trợ chuyển đổi beta - carotene thành vitamin A khi vào cơ thể, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và cải thiện rối loạn tiêu hóa.
Chuối
Chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, lại có kết cấu mềm, cũng dễ tiêu hóa, đồng thời nó còn chứa nhiều kali và chất xơ, khi bổ sung chuối vào thực đnw, nó có thể giúp cân bằng lợi khuẩn và bù đắp chất điện giải đã mất do tình trạng gây nên tiêu chảy.
Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm để bổ sung nguồn lợi khuẩn tuyệt vời, ăn sữa chua còn giúp củng cố sức đề kháng và giảm táo bón.
Gừng
Gừng với tính cay nóng, chứa nhiều tinh chất có lợi giúp hỗ trợ trị các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi hay ợ chua. Gừng cũng là một vị thuốc để hỗ trợ tiêu hóa và các vấn đề về đường ruột. Bạn có thể dùng gừng tươi hoặc trà gừng cũng đều có tác dụng.
Gừng có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa một cách tự nhiên.
Táo
Táo có hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, rất tốt cho tiêu hóa, tăng khối lượng phân và từ đó loài bỏ ra ngoài cơ thể.