Cà tím là một thực phẩm quen thuộc, quả mọng đơn, da bóng, có màu tím nhạt hay tím sẫm, trái cà tím thuôn dài. Nó có thể chế biến nhiều món ăn ngon như cà tím chiên nước mắm, cà tím nướng...
Ăn cà tím có tác dụng gì?
Ăn cà tím có tốt không? Là một thắc mắc của nhiều người. Cà tím là một thực phẩm khi sử dụng đúng cách nó có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của cà tím:
Chống oxy hóa
Cà tím có chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do gây hại. Đặc biệt là chất chống oxy hóa anthocyanin ( giúp cà tím có màu sắc nổi bật). Cà tím còn chứa nasunin và vitamin C, cũng đều là những chất có khả năng chống lão hóa.
Ngoài ra, cà tím còn được cho là có thể đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào.
Giúp giảm cân
Cà tím là thực phẩm lý tưởng cho người cần giảm cân hay đang muốn duy trì cân nặng, vì nó chứa ít calo, nhưng lại có lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru, đào thải chất cặn bã ra ngoài, giảm nguy cơ bị táo bón.
Mỗi 100g cà tím sống đáp ứng khoảng 16% lượng chất xơ mỗi ngày( tưởng đướng 18- 20g).
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Cà tím chứa nhiều dưỡng chất như kali, vitamin B6, vitamin C, đây nhiều là những thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm tỷ lệ gặp phải các vấn đề về tim mạch.
Trên NCBI có một nghiên cứu được công bố cho biết, khi thỏ có cholesterol cao được dùng mỗi ngày 10ml nước ép cà tím, đều đặn khoảng 2 tuần, thì cholesterol LDL và triglyceride giảm đáng kể - hai chất này có thể gây nên bệnh tim mạch nếu nó ở mức độ quá cao.
Ngoài ra, một nghiên cứu tại trường đại học Y Connecticut cho thấy, chỉ trong 30 ngày cho động vật ăn cà tím sống hoặc cà tím nướng, thì kết quả nó đã cải thiện chức năng thất trái và giảm mức độ nguy hiểm của nhồi máu cơ tim. Điều này nhấn mạnh tiềm năng hỗ trợ tim mạch của cà tím.
Ổn định đường huyết
Nhờ lượng chất xơ cao, nhất là chất xơ hòa tan, cà tím giúp quá trình tiêu hóa diễn ra một cách từ từ và giảm hấp thụ đường, từ đó giúp ổn định đường huyết và góp phần ngừa bệnh tiểu đường.
Các polyphenol trong cà tím cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và làm giảm GI (glycemic index), giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tiến triển. Những người bị tiểu đường có thể thêm cà tím kết hợp cùng các loại rau xanh, ngũ cốc... vào thực đơn ăn uống của mình.
Có lợi cho trí não
Anthocyanin và phyto là những dưỡng chất có trong cà tím, có tác dụng tăng lượng tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức. Do đó, nó cũng giúp cải thiện trí não một cách tự nhiên.
Cách làm cà tím chiên nước mắm
Cà tím chiên nước mắm là một món ăn ngon, dễ thực hiện, bạn có thể tham khảo cách chế biến sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Cà tím chiên nước mắm cần những nguyên liệu như:
- 1/2kg cà tím tươi
- 2 quả ớt
- 4 tép tỏi
- 4 nhánh hành lá
- 3 thìa dầu ăn
- 1/2 thìa nước mắm
- Bột ngọt
- Đường
- Muối
Cách chọn mua cà tím:
- Nên mua cà tím vào mùa thu hoạch, khoảng từ tháng 8 - 9, thời điểm này cà tím vừa giàu dưỡng chất vừa ngon
- Chọn những trái cà tím căng, bóng, màu tím đậm đều màu, trơn, cầm thấy nặng tay, phần cuống còn xanh và dính chặt vào quả cà
- Dùng tay ấn nhẹ quả cà bạn thấy có cảm giác hơi mềm, không mua những quả sần sùi hay cứng
- Tránh những trái cà tím nhạt màu, bị héo, bị úng dập.
Cách chọn mua nước mắm:
- Chọn mua nước mắm có nguồn gốc rõ ràng ưu tiên nước mắm truyền thống cốt nhĩ, loại nước mắm này ngon và nguyên chất
- Màu nước mắm tự nhiên, có màu vàng rơm, màu hổ phách, hay vàng nâu, có độ sánh nhẹ
- Nước mắm có mùi thơm, vị mặn nhưng cho vào miệng có vị béo và hậu vị ngọt nhẹ.
- Nước mắm trong veo, không có cặn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn bỏ phần cuống của cà tím, cắt 1 trái làm 2 phần, sau đó cắt khúc dài khoảng 1cm
- Cho cà tím vào chậu nước muối loãng, ngâm 5- 10 phút, rửa sạch với nước 2- 3 lần, để ráo
- Hành lá nhạt bỏ lá hư và rễ, rửa sạch, cắt nhỏ
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 3: Pha nước sốt
- Cho 1/2 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, bạn khuấy đều cho đường tan hết
- Cho tỏi và ớt băm vào, khuấy đều.
Bước 4: Chiên cà tím
- Thêm 2 thìa dầu ăn vào chảo, làm nóng dầu ăn thì cho cà tím vào chiên
- Bạn giảm lửa nhỏ chiên đều hai mặt
- Khi cà tím chiên xong thì cho ra giấy thấm dầu cho ráo dầu.
Bước 5: Làm mỡ hành
- Lấy 1 thìa dầu ăn cho vào chảo, làm nóng dầu thì cho hành lá vào
- Đảo nhẹ rồi cho nước mắm vừa pha vào, đun sôi
- Bạn nêm nếm cho vừa ăn rùi tắt bếp.
Bước 6: Thưởng thức
Cho cà tím chiên ra đĩa, rồi rưới hỗn hợp nước hành vừa nấu lên trên, thưởng thức ngay khi còn nóng. Món ăn này vừa thơm vừa có vị cay cay, mặn ngọt vừa miệng, bạn có thể ăn cùng cơm nóng.