Bắp ngô không hề gây mụn, tuy nhiên nếu chế biến bắp ngô với các gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường thì lại là một câu chuyện khác.
Lợi ích của việc ăn bắp ngô đối với sức khỏe
Bắp ngô chứa nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của bắp ngô nếu bạn ăn đúng cách và đúng liều lượng:
Hỗ trợ tiêu hóa
Bắp ngô có thể giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua nước tiểu nhờ nó chứa lượng chất xơ không hòa tan, ngoài ra, nó còn tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, từ đó giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến ruột.
Tăng cường thị lực
Beta-carotenoid và folate trong bắp ngô giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng. Beta-carotenoid là tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, vitamin A giúp duy trì và tăng cường thị lực.
Bắp ngô cũng chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do.
Có lợi cho người tiểu đường
Bắp ngô chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, khi ăn bắp ngô có thể giúp việc chuyển hóa đồ ăn bạn tiêu thụ thành đường diễn ra một cách từ từ, nhờ vậy mà nó điều hòa đường huyết và hạn chế nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Hạn chế tình trạng thiếu máu
Vitamin B12, axit folic và sắt có trong bắp ngô giúp ngừa vấn đề thiếu máu và thúc đẩy việc sản xuất hồng cầu. Vậy nên bổ sung bắp ngô cũng là một cách để bản bổ sung các dưỡng chất này một cách hiệu quả.
Hỗ trợ chức năng não
Khi ăn 1 chén hạt bắp ngô bạn đã có thể bổ sung khoảng 24% lượng vitamin B1 và 19% vitamin B9. Bắp ngô là thực phẩm giàu dưỡng chất và đặc biệt là tốt cho não. Với lượng Vitamin B1 và vitamin B9 cao, vitamin B1 giúp bổ sung Một chất truyền tín hiệu trong thần kinh tên là acetylcholine, giúp hỗ trợ chức năng não và tăng cường trí nhớ.
Giúp làm đẹp da
Ăn bắp ngô còn rất có lợi cho làn da. Bắp ngô giúp tăng cường việc phân chia tế bào, giảm nguy cơ nếp nhăn xuất hiện trên da, nhờ nó có hàm lượng vitamin E. Đối với những người bị dị ứng, có thể lấy hạt bắp xay nát, rồi đắp lên da có thể giúp giảm ngứa và làm dịu da.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Bắp ngô chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp giảm hấp thụ cholesterol có hại LDL. Hơn nữa, vitamin B còn có khả năng giảm homocysteine - 1 trong những yếu tố liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, nhờ vậy mà có thể giúp bảo vệ tim mạch.
Có lợi cho bà bầu
Bắp ngô chứa folate, do đó, khi ăn bắp ngô giúp ích cho bà bầu trong việc giảm nguy cơ sảy thai và hỗ trợ thai nhi phát triển.
Không những vậy, bắp ngô còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, cùng một loạt khoáng chất quan trọng như magie, kali, canxi, sắt, photpho, mangan...giúp bảo vệ cơ thể.
Ăn bắp ngô có nổi mụn không?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị nổi mụn như do bị rối loạn nội tiết tố, tác động từ môi trường như khói bụi, ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, do vệ sinh da không đúng cách, do ăn uống kém khoa học...
Thực tế, ăn bắp ngô không phải là nguyên nhân chính gây mụn. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến bắp với nhiều gia vị cay nóng, nhiều đường hoặc dầu mỡ, có thể gây kích ứng da và làm cho da bị nổi mụn.
Bắp ngô cũng không gây nóng trong. Không những vậy, bắp ngô còn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể, nhất là khi kết hợp với nước luộc bắp. Nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, vì nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe như:
Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Bắp ngô chứa đạm là gluten, nếu bạn ăn quá nhiều bắp ngô có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây đầy bụng. Đồng thời, có thể làm tăng đường huyết. Bạn cũng không nên ăn bắp sống để tránh nguy cơ rối loạn đường ruột, luôn ăn bắp ngô đã được nấu chín và ăn với lượng vừa phải.
Ảnh hưởng tới dạ dày
Bắp ngô có thể tác động xấu cho dạ dày nếu bạn ăn quá nhiều, lý do là bắp chứa nhiều chất xơ. Trong bắp còn chứa lectin, có thể gây kích ứng ruột và thậm chí làm tăng nguy cơ viêm ruột nếu bạn lạm dụng nó.
Không những vậy, ăn nhiều bắp ngô còn có thể khiến làm da trở nên nứt nẻ, nhất là da tay và chân. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với bắp ngô, phát ban hoặc thậm chí là sốc phản vệ.
Khi da bị mụn cần tránh ăn gì?
Khi làn da đang bị mụn, ngoài chăm sóc da ra thì việc ăn uống cũng rất quan trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh khi da bị mụn như:
Đồ cay nóng
Những món cay nóng, đặc biệt là những món ăn mặn, có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và làm dầu trên da tiết ra nhiều hơn. Lượng dầu thừa này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng nguy cơ nổi mụn hoặc làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Hải sản và đậu phộng
Hải sản và đậu phộng có thể gây phản ứng viêm, đặc biệt là sau khi nặn mụn, làm tăng nguy cơ sưng và tạo sẹo. Việc hạn chế các thực phẩm này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mụn trở nên nặng nề hơn.
Sữa bò
Sữa bò có thể tăng đường huyết, dẫn đến tăng nguy cơ mụn trên da. Do đó, hãy cân nhắc giảm hoặc thay thế sữa bò bằng các loại nước ép trái cây tươi, sữa thực vật.
Đồ ngọt
Các món ăn, thức uống ngọt làm tăng đường huyết, đường là tác nhân khiến da xấu, lão hóa nhanh và tăng tỷ lệ nổi mụn. Hãy hạn chế tiêu thụ đường và thay thế bằng các loại trái cây ít đường.
Thực phẩm giàu tinh bột
Các loại bánh ngọt, bánh quy, khoai tây,... chứa nhiều tinh bột, ăn nó khi vào cơ thể sẽ chuyển thành đường, làm tăng đường huyết và có thể ảnh hưởng đến da, điều này cũng tạo điều khiện mụn hình thành.
Bằng cách tránh những thực phẩm trên, bạn sẽ giúp cải thiện tình trạng da và hỗ trợ quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.