Chè rong sụn vừa thanh mát lại còn giúp giải nhiệt, xua tan cái nóng ngày hè rất hiệu quả. Bài viết này 1Shop.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu các cách nấu chè rong sụn ngon.
Định nghĩa về rong sụn
Rong sụn là một loại thực phẩm thuộc họ tảo đỏ, nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như rong câu gai hoặc rong sụn biển, với tên khoa học là Kappaphycus alvarezii. Loại rong này sinh trưởng chủ yếu ở các vùng nước biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.
Rong sụn có đặc điểm gì?
- Rong sụn có nhiều màu sắc từ nâu đỏ, đỏ, xanh, vàng...với hình dáng phiến dẹt, phân nhánh, có cây có thể dài tới 2m
- Rong sụn có giá trị dinh dưỡng cao, được cấu tạo bởi các tế bào thực vật có màng cellulose
- Rong sụn yêu thích các khu vực nước biển có độ mặn cao, nó có thể sống ở trên các rạn san hô hoặc đáy biển.
Đây là thực phẩm được nhiều người yêu thích nhờ hương vị hấp dẫn, dai giòn và có lợi cho sức khỏe.
Cách nấu chè rong sụn giải nhiệt hiệu quả
Chè rong sụn không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Bạn có thể tham khảo những công thức chè rong sụn sau:
Chè rong sụn củ năng
Nguyên liệu:
- Rong sụn khô 50g
- Củ năng 100g
- Long nhãn 50g
- Đường phèn 100g
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn
- Long nhãn rửa sạch, để ráo
- Rong sụn cho vào chậu nước sạch, ngâm 20- 30 phút với nước, khi rong sụn nở đều thì rửa lại cho sạch
- Đổ 500ml nước vào nồi, đun sôi, thêm 50g đường phèn vào khuấy đều, để nguội rồi cho vào ngăn mát
- Lấy rong sụn cho vào nước đường ngâm nửa tiếng
- Thêm 1 lít nước vào nồi, cùng 50g đường, khi nào nước sôi thì cho củ năng vào nấu chín
- Sau đó cho rong sụn và long nhãn vào, khuấy đều
- Chờ chè nguội thì múc ra ly, thêm đá viên và thưởng thức.
Chè rong sụn đậu xanh
Nguyên liệu:
- Rong sụn khô 100g
- Đậu xanh 200g
- Nước đường 1 chén
- Vani 1 ống
- Đường trắng 50- 100g
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Rong sụn khô ngâm 20- 30 phút với nước, khi rong sụn nở đều thì rửa lại sạch với nước, để ráo
- Đậu xanh ngâm 3- 4 tiếng trước khi nấu, sau đó rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước và nấu chín
- Tiếp đó, bạn lấy một nồi khác cho 50g đường trắng, rong sụn và nước đường vào, đun sôi
- Đậu xanh nở bung và chín mềm thì cho 50g đường còn lại vào nồi, đổ vani vào, khuấy đều
- Hỗn hợp rong sụn cho vào nồi đậu xanh, khuấy đều, để nguội
- Múc chè ra ly, thêm đá và ăn thôi.
Chè rong sụn sâm bổ lượng
Nguyên liệu:
- Rong sụn 50g
- Long nhãn 50g
- Táo đỏ 50g
- Hạt ý dĩ 50g
- Phổ tai 50g
- Củ sen 1 củ
- Đường phèn
- Đường phèn 3- 4 viên
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Phổ tai rửa sạch và cho vào nước ngâm 4 tiếng, rửa lại với nước nhiều lần cho sạch, sau đó luộc chín và cắt sợi
- Rong sụn cho vào chậu nước sạch, ngâm 20- 30 phút với nước, khi rong sụn nở đều thì rửa lại cho sạch
- Cho nước nóng vào 2 chén, ngâm long nhãn và hạt ý dĩ riêng. Rửa sạch lại với nước
- Đổ nước vào nồi, cho hạt ý dĩ vào đun sôi, hạ lửa đun cho hạt ý dĩ mềm thì dùng nước lạnh rửa lại sạch
- Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc, cho vào nồi thêm nước cùng 50g đường phèn, nấu chín
- Lấy một nồi khác cho củ sen vào, thêm nước, đun sôi, tiếp tục thêm phổ tai, hạt ý dĩ, táo đỏ vào, nêm nếm lại, cho rong sụn vào, khi nguyên liệu chín thì tắt bếp
- Lấy long nhãn cho vào nồi, như vậy món sâm bổ lượng đã xong.
Chè rong sụn táo đỏ
Nguyên liệu:
- Táo đỏ 50g
- Hạt thông 25g
- Rong sụn khô 100g
- Đường 50g
- Nhãn nhục 50g
- Đường phèn 100g
- Nước chanh
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Cho táo đỏ và nhãn nhục vào nước, ngâm 30 phút cho nở, táo đỏ bỏ hạt, để ráo
- Rong sụn khô cho vào nước ngâm 20- 30 phút, khi rong sụn nở đều thì rửa lại sạch với nước, tiếp tục cho vào tô đá lạnh có vắt nước cốt chanh, cách này giúp rong sụn giòn và hết tanh, sau đó bạn rửa lại sạch
- Đổ 400ml vào nồi, đun sôi, cho đường cát vào khuấy đều, cho rong sụn vào nấu, tắt bếp để nguội rồi cho vào ngăn mát
- Đập đường phèn rồi cho vào 500ml nước, đun sôi, khuấy cho đường tan hết
- Lấy táo đỏ và nhãn nhục nấu với nước đường phèn, nấu khi táo nở thì khoảng 20 phút là được, tắt bếp
- Lấy rong sụn cho vào chè, khuấy đề vào để chè nguội
- Múc chè ra ly, thêm đá viên và thưởng thức.
Chè rong sụn hạt sen
Nguyên liệu:
- Rong sụn khô 50g
- Hạt sen khô 70g
- Đường phèn 100g
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Mang hạt sen ngâm trong nước 3 tiếng, rồi rửa sạch, bỏ phần tâm sen để không bị đắng, cho vào nồi, thêm nước và nấu chín, cho hạt sen ra, giữ lại nước luộc
- Rong sụn ngâm 20- 30 phút với nước, khi rong sụn nở đều thì bạn dùng nước sạch rửa lại, để ráo
- Đổ 800ml nước vào nồi, đun sôi, nước sôi thì bạn cho rong sụn vào nấu 1 phút, vớt để riêng
- Đun sôi nước luộc sen, rồi cho đường phèn vào khuấy cho đường tan hoàn toàn
- Cuối cùng cho rong sụn và hạt sen vào, đun sôi rồi tắt bếp
- Chờ chè nguội thì múc ra chén, thêm đá viên và thưởng thức.
Chè rong sụn, mủ trôm và hạt é
Nguyên liệu:
- Rong sụn 50g
- Hạt é 1 nắm
- Mủ trôm 10g
- Lá dứa 1 cái
- Long nhãn 50g
- Đường phèn 3- 4 viên
- Nước sạch
- Đá viên
Cách làm:
- Ngâm mủ trôm trong nước, để qua đêm, sáng hôm sau vớt mủ trôm, rửa sạch, để ráo
- Rong sụn cho vào chậu nước sạch, ngâm 20- 30 phút với nước, khi rong sụn nở đều thì rửa lại cho sạch
- Lá dứa rửa sạch, bó lại thành cuộn
- Cho nước vào nồi, đun sôi, thêm lá dứa và đường phèn vào, khuấy đều cho đường tan hết, tiếp tục cho long nhãn vào nấu rồi tắt bếp, để nguội
- Hạt é cho vào chén, thêm nước ngâm cho hạt nở
- Thêm hạt é, rong sụn và mủ trôm vào nồi nước đường, khuấy đều
- Múc chè ra ly, thưởng thức ngay hoặc thêm đá viên để tăng hương vị.
Đối tượng không nên ăn chè rong sụn
Mặc dù chè rong sụn ngon, mát và cũng có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể tiêu thụ nó. Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn chè rong sụn:
Người mắc bệnh cường giáp
Người bị cường giáp hay các vấn đề về tuyến giáp nên hạn chế ăn rong sụn vì hàm lượng iod cao có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, việc tránh dùng rong sụn sẽ hạn chế các rủi ro không mong muốn.
Người dị ứng với hải sản
Rong sụn, dù là tảo biển, nhưng vẫn có thể gây dị ứng ở một số người nhạy cảm với hải sản. Do đó, nếu bạn dị ứng với hải sản cũng nên thận trọng khi ăn rong sụn, khi ăn nếu có dấu hiệu bất thường hay có phản ứng dị ứng, thì bạn nên dừng ăn và tìm ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Người tỳ vị hư hàn
Rong sụn là thực phẩm có tính hàn, vì vậy những người đang gặp các vấn đề như tiêu chảy, cảm lạnh, tỳ vị hư hàn,... thì không nên ăn rong sụn, hay các đồ ăn, thức uống làm từ rong sụn, nhất là chè, cần tránh không được ăn. Nếu bạn ăn thì nó có thể làm bệnh tình nặng hơn, thậm chí còn có thể gây ngộ độc.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ, người trên 65 tuổi
Đây đều là những đối tượng đặc biệt, do đó, không nên tự ý ăn rong sụn hay các món ăn từ rong sụn. Đặc biệt, nếu ăn rong sụn sai cách hay ăn quá nhiều còn có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Những người có vấn đề về sức khỏe
Chè rong sụn có lượng đường nhất định, vì vậy những người có đường huyết cao nên tránh, đồng thời, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn, không được tự ý sử dụng
Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về những ai nên thận trọng khi ăn chè rong sụn.