Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có giá trị cao, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được. Cùng 1Shop.vn tìm hiểu những ai không nên dùng sâm Ngọc Linh nhé.
Thành phần của sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý, nó có chứa khoảng 12 loại ginsenoside giống như trong sâm Triều Tiên.
Đặc biệt, lượng Ginsenoside thuộc khung Dammaran trong sâm Ngọc Linh đạt mức cao nhất, từ 12-15%, cao hơn so với các loại nhân sâm khác chỉ đạt khoảng 10%. Tổng số hợp chất Ginsenoside được tìm thấy trong sâm Ngọc Linh là 49, cao hơn so với 26 hợp chất tương đương ở sâm Triều Tiên.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh có nồng độ cao Majonoside R2 và các Ginsenoside tương tự, nhất là là Saponin Triterpen 4 vòng thuộc Ocotillol, với khoảng 4,34% - cao hơn Majonoside 43 lần và các hợp chất tương tự khác, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho loại sâm này.
Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh còn chứa các hợp chất khác như Polyacetylen, axit béo, carbohydrate, tinh dầu và các khoáng vi lượng, cùng vitamin B2, vitamin B12, vitamin E và 18 nguyên tố vi lượng, góp phần nâng cao giá trị dược tính vượt trội của nó.
Nhờ có giá trị hóa học vượt trội nên sâm Ngọc Linh là loại sâm thuộc top 5 loại sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Những ai không dùng được sâm Ngọc Linh?
Ai không nên sử dụng sâm Ngọc Linh? là một thắc mắt của nhiều người. Mặc dù sâm Ngọc Linh rất tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng nó một số người không nên dùng sâm Ngọc Linh Dưới đây là các đối tượng tránh dùng sâm Ngọc Linh:
Người cao huyết áp
Sâm Ngọc Linh là dược liệu có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, nhưng điều này có thể làm khiến huyết áp của bạn tăng lên. Với người cao huyết áp, việc sử dụng sâm cần thận trọng, kiểm soát kỹ lưỡng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để đảm bảo an toàn cũng như tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Trẻ nhỏ dưới 13 tuổi
Dù chứa nhiều dưỡng chất, những sâm Ngọc Linh lại không phù hợp cho trẻ nhỏ. Khi trẻ khỏe mạnh mà còn dùng thêm sâm Ngọc Linh thì nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, đặc biệt nó có thể khiến trẻ dậy thì sớm.
Tuy nhiên, với những trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, hoặc chậm phát triển, thiếu máu, suy nhược cơ thể thì có thể cân nhắc sử dụng, nhưng cần được sắc sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn.
Người bị đau bụng thể hàn
Sâm Ngọc Linh có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nó có thể giúp nhuận tràng và bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, với người bị đau bụng thể hàn hoặc tiêu chảy, nếu dùng sâm Ngọc Linh có thể gây ra biến chứng hay các vấn đề xấu cho sức khỏe. Do đó, nhóm người này nên tránh sử dụng sâm nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn sức khỏe.
Bà bầu
Sâm Ngọc Linh có thể kích thích nội tiết tố và gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc tác động xấu đến thai nhi. Bên cạnh đó, sâm còn có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới giấc ngủ cho mẹ bầu.
Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng loại thảo dược này.
Người có giấc ngủ kém
Sâm Ngọc Linh giúp bạn nâng cao sự tỉnh táo, do đó, với những người dễ bị mất ngủ hoặc khó ngủ thì không nên dùng. Tuy nhiên, người mất ngủ vẫn có thể sử dụng sâm Ngọc Linh vào ban ngày, tránh dùng vào buổi tối, có thể sử dụng trà sâm Ngọc Linh, hay sâm Ngọc Linh mật ong, để tận dụng lợi ích sức khỏe mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đây chỉ là 5 nhóm người chính không nên dùng sâm Ngọc Linh, vẫn còn nhiều người hay những bệnh lý không nên dùng sâm. Vậy nên, trước khi muốn dùng sâm để bồi bổ, bạn nên hỏi bác sĩ trước nhé.
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả
Việc nhận biết sâm Ngọc Linh thật hay giả bạn có thể tham khảo những đặc điểm cụ thể sau:
Hình dáng thân rễ và rễ củ
Sâm Ngọc Linh thật sỡ hữu thân củ có các mắt lõm không đồng đều và không tròn hoàn toàn, khoảng cách giữa các mắt cũng không đều nhau. Vỏ của chúng cũng mỏng, mịn, nếu bạn mang sâm đi rửa sạch thì nó sẽ có màu vàng nâu hay màu xanh xám, phần ruột có màu vàng nhạt. Ở vỏ ngoài thì nó có màu nâu vàng, bên trong vàng hay tím nhạt. Nếu củ sâm Ngọc Linh có vỏ xanh xám thì ruột và lõi nó thường có màu hơi tím.
Sâm Ngọc Linh giả có mắt củ dày, hình tròn, mọc đều và thẳng hàng. Bề mặt vỏ sần sùi, khi cắt lát bên trong có màu trắng hoặc hơi pha tím, nhưng màu sắc không tự nhiên như sâm thật.
Thành phần của sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh thật có chứa nhiều thành phần nổi bật như GR2, G-RB1, G-Rg1, cùng 52 hợp chất Saponin, axit béo, axit amin,... cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Còn với sâm giả thì có thể cũng chứa GR2, G-RB1, G-Rg1 nhưng có hàm lượng rất ít.
Quan sát lá sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh thật, bạn sẽ thấy lá của nó có kích thước nhỏ, lá cũng mềm và mỏng, mỗi cuống thường có từ 3 đến 5 lá với răng cưa nhỏ, đều đặn. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả thì có lá lớn, phần lá dày và có răng cưa sâu hơn. Mặt trước lá thường có nhiều lông và mặt sau lại ít lông hơn so với lá sâm thật.
Kiểm tra mùi vị
Sâm Ngọc Linh thật với mùi thơm đặc trưng, có vị đắng khi mới nếm thử nhưng sau đó để lại hậu vị ngọt thanh kéo dào trong khoang miệng, sâm không xơ, và giòn. Còn đối với sâm giả nó có vị đắng khó chịu, không có mùi thơm nồng, thường dai, xơ và cảm giác có vị ngái. Khi nhai, có thể thấycổ họng hơi nóng rát.
Để đảm bảo chất lượng và tránh mua sâm Ngọc Linh giả, bạn nên mua ở những nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và có chứng nhận chất lượng sản phẩm. Tránh mua sâm trôi nổi trên thị trường, không có xuất xứ.
Lưu ý khi dùng sâm Ngọc Linh
Khi sử dụng Sâm Ngọc Linh, để đảm bảo an toàn và tối ưu lợi ích của nó bạn cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Sâm Ngọc Linh, đặc biệt khi bạn có vấn đề sức khỏe như bệnh mãn tính hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh
- Sử dụng liều lượng vừa đủ, có thể hỏi bác sĩ hay tham khảo theo nhà sản xuất, không được lạm dụng dùng quá nhiều sâm Ngọc Linh
- Sử dụng đều đặn theo lộ trình bác sĩ khuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Cần mua Sâm Ngọc Linh chất lượng, hàng thật, để an toàn cho sức khỏe khi dùng
- Hãy theo dõi phản ứng của cơ thể khi dùng sâm Ngọc Linh, nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên dừng và hỏi bác sĩ ngay nhé
- Bà bầu, trẻ em dưới 13 tuổi, người cao huyết áp.... không được dùng
Sâm Ngọc Linh chỉ hỗ trợ sức khỏe và không phải thay thế thuốc chữa bệnh. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm thảo dược nào.