Tắc chưng đường phèn là một món ăn vặt nhâm vi kích thích vị giác, ngoài ra nó còn giúp trị ho hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng của quả tắc
Quả tắc là một loại trái cây có ít calo, nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B2, vitamin B9, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C... Trong 100g ( khoảng 5- 6 quả tắc) có những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 71 calo
- Chất xơ: 6,5 g
- Carbohydrate: 15,9 g
- Vitamin B2 ( Riboflavin): 0,1 mg (5% DV)
- Vitamin B9 ( Folate): 17 mg (4% DV)
- Vitamin C: 43,9 mg (73% DV)
- Protein: 1,9 g
- Canxi: 62 mg (6% DV)
- Sắt: 0,9 mg (5% DV)
- Mangan: 0,1 mg (7% DV)
- Kali: 186 mg (5% DV)
- Chất béo: 0,9 g
- Magie: 20 mg (5% DV)
- Đồng: 0,1 mg (5% DV)
- Vitamin A: 290mg (6% DV)
- Phốt pho
- Axit pantothenic.
Trong đó, DV là giá trị được khuyến nghị hàng ngày.
Tắc chưng đường phèn trị ho hiệu quả không?
Tắc chưng đường phèn thường được sử dụng từ xa xưa để trị ho với mục đích làm dịu và làm giảm viêm họng. Sản phẩm có vị chua của tắc, vị ngọt của đường phèn cùng mật ong. Kết hợp 3 nguyên liệu này lại với nhau giúp người dùng kháng khuẩn, chống viêm, dịu họng.
Tắc chưng đường phèn phù hợp với những người bị ho, cổ họng rát. Sử dụng hợp lý nó sẽ giúp dịu cổ họng, trị ho.
Mật ong
Mật ong là một loại sản phẩm tự nhiên được sản xuất bởi loài ong (ong thợ), được những con ong thợ hút các chất ngọt từ hoa, chồi… Nó là một loại đường tự nhiên và có hương vị ngọt ngào đặc trưng.
Mật ong được tạo ra khi ong thợ thu thập mật từ hoa và chuyển đổi nó bằng cách hỗn hợp với enzym của nó. Sau đó, nó được lưu trữ trong tổ ong và được sử dụng để nuôi ong con và cung cấp dinh dưỡng cho cả tổ ong.
Mật ong được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu thực phẩm và là thành phần chính trong nhiều món ăn và thức uống. Nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm ho, làm dịu đau họng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa...
Mật ong chứa đường tự nhiên và các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mật ong có rất nhiều lợi ích và sau đây là một số lợi ích nổi bật:
- Hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày
- Làm đẹp da
- Giảm nguy cơ tim mạch
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Làm lành vết thương, trị bỏng, kháng khuẩn
- Cải thiện khả năng vận động (hiệu suất vận động)
- Hỗ trợ cho hoạt động hệ tiêu hóa
- Giảm kích thích họng, đờm, giảm ho, đau họng
- Điều hòa đường huyết...
Do đó, việc kết hợp mật ong, quả tắc và đường phèn là một bài thuốc trị ho an toàn và hiệu quả, giúp giảm viêm họng,...
Trái tắc
Trong quả tắc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch nhờ có chứa chất L-limonene và beta-cryptoxanthin. Bên cạnh đó, chúng cải thiện hoạt động của các tế bào loại bỏ tự nhiên và giảm căng thẳng trao đổi chất.
Ngoài ra, tắc còn có nhiều dưỡng chất như kali, vitamin C, canxi, vitamin A, vitamin B, phốt pho... với vị chua chua ngọt ngọt, mùi thơm dễ chịu. Nhờ đó tắc giúp cải thiện hệ miễn dịch, có lợi cho măt, chống oxy hóa, có lợi với bệnh đái tháo đường, huyết áp.
Đặc biệt, quả tắc theo Y học cổ truyền nó có tính ấm, giúp thông họng, trị ho, long đàm, giải cảm và giải rượu hiệu quả.
Đường phèn
Đường phèn là một loại đường được làm từ củ cải đường, thốt nốt hoặc đường mía. Với vị ngọt dịu, không gắt như đường cát nên được nhiều người ưu chuộng. Ngoài ra, đường phèn còn có công dụng giảm ho, trị cảm, giải khát, có lợi cho tiêu hóa, kháng khuẩn, giải viêm...
Cách làm tắc chưng đường phèn đơn giản không bị đắng
Để làm tắc chưng đường phèn không bị đắng, bạn có thể tham khảo theo các bước dưới đây:
Nguyên liệu:
- Đường phèn 200g
- Tắc 500g
- Muối
- Hũ thủy tinh sạch
Cách làm tắc chưng đường phèn:
- Chọn mua những quả tắc tươi, mọng nước, chọn những trái xanh chuyển vàng, trái nguyên vẹn, không bị dập, hỏng, mang đi rửa sạch, sau đó ngâm vào chậu nước có pha muối loãng khoảng 15 - 20 phút, rửa lại sạch, để ráo
- Dùng dao rạch xung quanh quả tắc 3- 4 đường, lọc hạt
- Đường phèn mang đập nhỏ
- Cho 500g tắc, 200g đường phèn và 5g muối tinh vào to, trộn đều ướp 3-4 tiếng, đậy kín cho vào tủ lạnh
- Cho chảo lên bếp, bật bếp, cho hỗn hợp vào chảo, sên nhỏ lửa 6- 8 phút
- Chờ cho nguyên liệu ngấm vào nhau. Tắt bếp
- Chờ cho hỗ hợp nguội cho vào hũ thủy tinh
- Dùng 1-2 thìa cà phê hòa cùng 50ml nước ấm 40 độ C
- Thưởng thức.
Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho hiệu quả
Chưng tắc chưng đường phèn mật ong truyền thống
Nguyên liệu:
- 500g tắc
- 200g đường phèn
- 100ml mật ong nguyên chất
- Muối
Cách thực hiện:
- Mang tắc đi rửa sạch với nước, sau đó ngâm tắc với nước có pha muối loãng khoảng 15 phút, để ráo
- Dùng dao cắt đôi quả tắc
- Đập đường phèn nhỏ
- Cho tắc, đường phèn và mật ong nguyên chất vào tô sứ lớn, trộn đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cho vào tủ lạnh khoảng 60 phút
- Lấy hỗ hợp vừa ướp ra, cho vào chảo, bật lửa đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, đảo đều tay
- Đun cho nước sệt lại, rồi tắt bếp
- Cho hỗn hợp nguội thì cho vào hũ thủy tinh, đậy kín, cho vào ngăn mát bảo quản
- Có thể dùng 1-2 thìa pha cùng nước ấm để trị ho và xoa diu cổ họng.
Chưng cách thủy tắc, mật ong và đường phèn
Nguyên liệu:
- Tắc tươi 1/2 kg
- Mật ong nguyên chất 100g
- Đường phèn cục hoặc bột 200g
- 1 ít muối
Cách thực hiện:
- Tắc tươi mang đi rửa sạch, sau đó ngâm khoảng 15- 20 phút trong nước có pha muối loãng, sau đó rửa lại với nước, vớt ra để ráo
- Dùng dao cắt tắc thành lát mỏng
- Cho đường phèn, mật ong và tắc vào thố chưng
- Cho vào nồi chưng cách thủy, chờ cho hỗn hợp tan, có màu vàng thì tắt bếp
- Mang xuống và mỗi ngày ngậm 1-2 ngụm ( tùy đối tượng).
Lưu ý khi dùng tắc chưng đường phèn
Tắc chưng đường phèn hỗ trợ trị ho, tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng
- Tắc đường phèn pha cùng một chút nước ấm, uống 3 lần/ ngày, dùng đều đặn 3-4 ngày sẽ giúp cải giảm đau họng và giảm ho
- Tắc đường phèn chỉ là một bài thuốc hỗ trợ, nên bạn cần kiên trì sử dụng, cũng như chủ động phòng bệnh
- Không nên dùng tắc chưng đường phèn cho người có vấn đề về tiêu hóa, dạ dày có vấn đề
- Khi ho, đau họng hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ
- Nên dùng khăn che cổ, mặc đủ ấm để tránh ho và đau họng
- Nên súc nước muối mỗi sáng sớm thức dậy và trước khi đi ngủ
- Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tắc chưng đường phèn.
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp bạn biết thêm về những công dụng của tắc và sử dụng hiệu quả.