Cà gai leo là một cây dây leo nhỏ, là một thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cà gai leo là gì?
Cà gai leo là một loại cây thuộc họ cà, có tên khoa học là Solanum procumbens, cây có thân nhỡ leo, cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác nhau như cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò.
Cà gai leo dài khoảng 60 - 100 cm. Lá cây có màu xanh, mọc so le với nhau, gốc lá hình lưỡi rìu hoặc có hình hơi tròn, mặt dưới lá có hình sao, có nhiều lông màu trắng mềm, không nhám, mặt trên lá có gai. Cây cà gai leo nở hoa từ tháng 4 - tháng 9 và quả cà gai leo thu hoạch vào khoảng tháng 9 - tháng 12.
Cây cà gai leo có quả mọng, tròn, màu đỏ, đường kính quả từ 7 - 9 mm. Hạt có màu vàng nhạt. Loại cà gai leo có nhiều gai thì cành sẽ rộng ra.
Cà gai leo là loại cây thuốc nam có vị the, tính ấm, có khả năng giải độc gan hiệu quả nhất hiện nay. Cà gai leo là một vị thuốc nam được Y học cổ truyền công nhận về các lợi ích như giúp tế bào gan ổn định, cải thiện chức năng gan. Ngày nay Y học hiện đại đã nghiên cứu cho biết, cà gai leo có những hoạt chất rất có lợi cho gan. Không những vậy nó còn hỗ trợ bệnh viêm gan B rất hiệu quả.
Công dụng của cà gai leo
Cà gai leo là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe và mang đến nhiều công dụng như:
Giúp chữa bệnh gan dưới góc nhìn khoa học hiện đại
Cà gai leo là một loại cây thuốc nam có lịch sử sử dụng lâu đời trong dân gian. Cây cà gai leo đã được các nhà khoa học nghiên cứu và quan tâm từ những năm 1980. Đến nay đã có rất nhiềunghiên cứu về cây cà gai leo bao gồm:
- 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
- 4 luận án tiến sĩ và nhiều đề tài khác
Các đề tài nghiên cứu khoa học đã làm rõ thêm thành phần hoạt chất, công dụng, hiệu quả của cà gai leo với bệnh gan.
Rễ cây cà gai leo có tinh bột và các chất hóa học khác bao gồm: ancaloit, glycoancaloit, Solamin A, B dùng làm thuốc hỗ trợ bệnh phong thấp, đau nhức răng, bị chảy máu chân răng, chữa say rượu. Ngoài ra, cà gai leo còn có công dụng chữa bệnh vàng da, mệt mỏi, khó tiêu, chướng bụng. Rễ cây cà gai leo cũng được dùng để chữa bệnh lậu trong y học bằng cách sắc thuốc uống.
Cà gai leo từ lâu đã được dùng trong dân gian
Cà gai leo là một loại cây thuốc nam có lịch sử sử dụng lâu đời trong dân gian. Người xưa đã dùng rễ và thân của cây cà gai leo để trị bệnh gan, gan suy yếu, ngứa da. Cà gai leo còn có công dụng thanh lọc và giải độc cho cơ thể.
Người dân Tây Nguyên dùng cà gai leo là vị thuốc đầu vị để chữa bệnh gan. Cà gai leo còn hỗ trợ các vấn đề như vàng da, mệt mỏi, khó tiêu, chướng bụng.
Khi uống rượu, bạn chỉ cần nhám rễ cà gai leo trước khi uống sẽ giúp lâu bị say hơn. Khi say rượu, lấy thân lá cà gai leo sắc thành nước rồi uống sẽ giúp tỉnh rượu nhanh hơn và không bị cảm giác mệt.
Giúp giải độc gan, hạ men gan
Cà gai leo có khả năng giúp giải độc gan và hạ men gan. Hoạt chất trong dịch chiết được lấy từ cà gai leo không chỉ bảo vệ gan mà còn giảm tổn thương tế bào gan và giảm men gan.
Năm 1998, Nguyễn Phúc Thái đã nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết từ cây cà gai leo trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT trong luận án tiến sĩ y học do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng cho biết: Dịch chiết từ cây cà gai leo có thể bảo vệ gan dưới độc của TNT đáng kể, bàng cách giảm thiểu sự hủy hoại tế bào gan, giảm trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Hỗ trợ chữa trị viêm gan virút
Có một số phương pháp trị viêm gan B bằng cách sử dụng cà gai leo đã được chứng minh là hiệu quả. Hoạt chất chính trong cà gai leo, như glycoalcaloid, đã được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, bao gồm cả viêm gan B, cùng việc cải thiện hệ miễn dịch và các triệu chứng bệnh.
Nghiên cứu của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa tại Bệnh viện Quân y 103, là luận án tiến sĩ năm 1999 *, thử nghiệm lâm sàng đã cho biết sử dụng sản phẩm chứa cà gai leo đã có tác động tích cực, làm giảm biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi và da vàng, sau 2 tháng men gan đã về mức bình thường. Nhất là sau 3 tháng, thì những người bệnh đều đã giảm nồng độ virus trong máu, thậm chí có trường hợp vi rút trở nên âm tính.
* : “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc cà gai leo”
Giúp hạn chế sự phát triển của xơ gan
Cà gai leo cũng có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm nhờ có chứa glycoalcaloid. Theo hai nghiên cứu * của Viện dược liệu trung ương năm 1987 - 2000, đã chỉ ra rằng cà gai leo có khả năng ức chế và làm chậm quá trình xơ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đồng tình với tác dụng này.
* Hai công trình nghiên cứu nói trên bao gồm:
- Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm
- Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của cà gai leo.
Bài viết dựa theo nguồn của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Cà gai leo có làm hạ huyết áp không?
Hiện này chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định cà gai leo có thể gây ra tác dụng phụ. Những người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp vẫn có thể dùng cà gai leo mà không bị tụt huyết áp.
Mặc dù là vậy, nhưng nếu bị huyết áp thấp vẫn không an tâm khi uống cà gai leo thì có thể cho một vài lát gừng để giúp huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, dùng cà gai leo người bị huyết áp thấp nên ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, không dùng khi đói để không bị mệt mỏi.
Cà gai leo không phù hợp với ai?
Cà gai leo mặc dù có nhiều tác dụng tích cực nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng, một số người sau không nên dùng cà gai leo như:
Người có vấn đề về thận
Cà gai leo có thể giúp giải độc gan, nhưng các hoạt chất này cũng đồng thời gây áp lực cho thận. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về thận bao gồm thận hư, thận yếu... nếu dùng cà gai leo nhiều sẽ có thể tác động xấu đến việc lọc máu và tạo ra sỏi thận.
Bà bầu
Những hoạt chất có trong cà gai leo không phù hợp cho phụ nữ mang thai, nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khi mang thai, thì các mẹ không được uống cà gai leo.
Người đang có vấn đề về sức khỏe, đang trị bệnh
Những người đang có vấn đề về sức khỏe hay đang trị liệu theo lộ trình của bác sĩ, nhất là người có thể trạng yếu hay bệnh nặng, thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước, không được tự ý dùng cà gai leo để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe hay gây tương tác, giảm hiệu quả của thuốc.
Người bị bệnh mãn tính
Những đối tượng bị các bệnh mãn tính như cao huyết áo, tim mạch...không dùng cà gai leo, cần được bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, cà gai leo chỉ là dược liệu hỗ trợ và cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh theo đơn.
Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cà gai leo để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.