Nước cam rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn uống nó vào buổi tối có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Giá trị dinh dưỡng của nước cam
Nước cam là thức uống chứa nhiều dinh dưỡng, trong 240ml nước cam chứa:
- Năng lượng 110 calo
- Vitamin B9 (folate) 15% RDI*
- Vitamin C 67% RDI
- Chất đạm 2g
- Kali 10% RDI
- Carbohydrate 26g
- Magie 6% RDI
*RDI: Nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày.
Ngoài ra, nước cam còn chứa vitamin A, chất xơ, sắt, canxi, đường tự nhiên...
Mỗi ngày ăn bao nhiêu quả cam là đủ?
Cam là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon, ngoài việc ăn cam trực tiếp, thì cam còn thường được dùng để vắt nước uống. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của cam mang lại, thì bạn cũng cần sử dụng đúng cách, đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng liều lượng.
Uống nước cam vừa phải và điều độ sẽ mang lại tác dụng tối đa. Theo Times of India thì không nên quá nhiều hơn 2 trái cam/ngày.
Top 7 tác dụng phụ khi uống nước cam vào buổi tối
Nước cam vừa là một thức uống giải khát, vừa nhiều dinh dưỡng lại rất tốt cho sức khỏe, nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào cách bạn sử dụng. Chẳng hạn như uống nước cam vào buổi tối là thời điểm không tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những rủi ro sức khỏe có thể gặp phải nếu bạn uống nước cam vào vào buổi tối:
Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp
Dù lượng đường trong nước cam không quá cao, nhưng nếu uống kèm với đường, sẽ làm tăng nguy cơ đau khớp hay viêm khớp. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh hưởng đến cân nặng
Uống nước cam vào ban đêm cũng có thể dẫn đến dư thừa năng lượng, vì cơ thể không cần nhiều năng lượng trong khi ngủ. Lượng năng lượng dư thừa này dễ dàng tích tụ thành mỡ, làm tăng cân một cách không mong muốn.
Hư men răng
Khi ngủ, cơ thể sẽ hoạt động ít hơn và cũng tiết nước bọt ít hơn. Nếu uống nước cam trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, axit và đường trong nước cam có thể bám lên bề mặt răng, làm mòn men răng theo thời gian, từ đó có thể làm răng yếu đi, dễ ê buốt và sâu răng.
Gây tình trạng chướng bụng, đầy bụng
Vào ban đêm, cơ thể cần được thư giãn. Uống nước cam lúc này làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây chướng và đầy bụng. Điều này khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi và khó chịu.
Khiến bạn mất ngủ
Nước cam có tính lợi tiểu và giúp làm mát cơ thể, nên nếu uống vào buổi tối, bạn có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ. Điều này có thể khiến bạn sáng mai ngủ dậy bị mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.
Tăng nguy cơ bị sỏi thận
Nước cam chứa nhiều khoáng chất có lợi nếu bạn uống vào ban ngày, nhưng vào buổi tối, khi cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, việc tiêu thụ nước cam có thể dẫn đến tích tụ khoáng chất. Sự tích tụ này có thể góp phần hình thành sỏi thận.
Thời điểm nên uống nước cam
Thời điểm uống nước cam tốt nhất mà bạn có thể áp dụng như:
- Uống nước cam sau bữa ăn sáng từ 1- 2 giờ
- Uống nước cam sau buổi tập luyện thể thao
- Uống nước cam ngay khi vừa ép xong.
Khi uống nước cam bạn cần nhớ
Khi uống nước cam, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe và tận dụng tối đa lợi ích của nó:
Không uống khi bụng đói
Uống nước cam khi bụng đói có thể gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày do tính acid của nó, đặc biệt, nếu uống khi đói sẽ khiến những người có vấn đề về dạ dày sẽ làm trầm trọng thêm bệnh đau dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược axit nên tránh uống nước cam do tính axit cao có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Chọn cam tươi sạch
Chọn mua những quả cam tươi, sạch, không bị úng dập, hư hỏng, bạn ưu tiên cam hữu cơ, bạn cần rửa sạch và ngâm qua muối loãng. Sau khi sơ chế sạch mới mang đi ăn trực tiếp hay vắt nước uống.
Uống nước cam điều độ
Không nên tiêu thụ quá 2 - 3 quả cam mỗi ngày để tránh dư thừa lượng vitamin C. Dù cam có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cần tiêu thụ đúng cách, đúng liều lượng, bên cạnh đó cũng nên sử dụng theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bản thân.
Hạn chế thêm đường và chất tạo ngọt
Nước cam đã chứa đủ lượng đường tự nhiên, việc thêm đường vào nước cam, đặc biệt là thêm quá nhiều đường vừa giảm đi lợi ích của nước cam vừa có thể gây tăng cân hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường.