Phụ nữ sau khi sinh con nếu ăn mít đúng cách và vừa phải có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích của mít đối với phụ nữ sau khi sinh
Mít là một loại trái cây không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, nếu phụ nữ sau khi sinh ăn mít vừa phải cũng có nhiều tác dụng như:
Cải thiện sức đề kháng
Mít chứa hàm lượng sắt cao, đây là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu, nhất là đối với phụ nữ sau sinh. Vitamin C trong mít cũng giúp củng cố đề kháng cho người mẹ.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Mít giàu chất dinh dưỡng, có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể mẹ sau khi sinh. Protein, cùng đường fructose và sucrose trong mít giúp duy trì nguồn năng lượng để các mẹ hoạt động hiệu quả.
Có lợi cho xương khớp
Khoáng chất magie, kali, canxi và photpho trong mít tốt cho hệ xương khớp. Sau khi sinh, việc bổ sung những dưỡng chất này là điều rất quan trọng, nhờ vậy mà có thể giúp hồi phục xương khớp tốt hơn.
Phụ nữ sau sinh ăn mít nên hay không nên?
Người xưa thường cho rằng mít là một loại trái cây "nóng," và việc sau sinh tiêu thụ mít có thể không có lợi cho chất lượng sữa và ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, thực tế lại cho rằng, mít có thể giúp cải thiện khả năng tiết sữa sau sinh. Nên phụ nữ sau khi sinh có thể ăn mít vừa phải để nhận được lợi ích này.
Mít cũng có lượng calo tương đối thấp, mà lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B2, vitamin C, canxi, kali, sắt, natri, kẽm... đều có mặt trong mít. Không những vậy, mít còn có lượng vitamin C cao, giúp ngăn chặn các gốc tự do và bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, hỗ trợ sức đề kháng cũng như giúp răng khỏe.
Protein trong mít cũng có khả năng thúc đẩy sản sinh hồng cầu, từ đó có thể bù đắp lượng máu do quá trình sinh nở bị thiếu hụt, từ đó giúp người mẹ hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần ăn đúng cách, liều lượng phù hợp.
Phụ nữ sinh mổ ăn mít được không?
Phụ nữ sau khi sinh mổ thường sẽ có sức khỏe yếu hơn so với phụ nữ sinh thường rất nhiều. Vì vậy, chế độ ăn uống của các bà mẹ này cần nhiều dưỡng chất, cũng như cần kiêng một số thực phẩm để giúp vết thương nhanh lành và hồi phục cơ thể sức khỏe.
Phụ nữ sau khi sinh mổ vẫn có thể ăn mít bình thường, nhưng nên hạn chế và không nên ăn thường xuyên. Bên cạnh đó, để không ảnh hưởng tới sức khỏe thì các mẹ sau sinh nên lưu ý một số điểm khi ăn mít như:
- Ăn mít nhiều có thể gây mụn nhọt, chóc lở... vì nó hàm lượng đường cao
- Nếu bạn có bệnh gan nhiễm mỡ, suy nhược, tiểu đường, suy thận mạn tính, ...thì không nên mít, đế tránh làm bệnh tình nặng hơn
- Chỉ ăn mít sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, không khi đói, vào chiều tối và trước khi đi ngủ.
Mít có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Việc trả lời câu hỏi "Ăn mít có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không?" không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ăn mít không làm mất sữa mẹ. Thay vào đó, nó có thể khiến sữa mẹ có "mùi". Trẻ sẽ cảm nhận được khi bú mẹ.
Nếu bé không thích vị từ mít này, có thể dẫn đến việc bé bỏ bú hoặc chán ti. Điều này khiến các mẹ lo lắng. Vậy nên, nếu bạn có thèm mít thì cũng nên ăn một miếng nhỏ, sau đó xem trẻ có chịu mùi vị sữa này hay không. Nếu bé vẫn bú bình thường, bạn có thể ăn mít theo số lượng và tần suất cho phép.
Sau khi sinh bao lâu thì ăn mít?
Về thời gian sau khi sinh có thể ăn mít là còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người. Sau khi sinh con, bạn có thể cần 1- 2 tuần hoặc lâu hơn nếu đẻ theo phương pháp mổ thì cần ít nhất 6 tuần để sức khỏe ổn định lại.
Thời gian để các mẹ sau sinh ăn mít là khi cơ thể đã hoàn toàn hồi phục. Mẹ sau sinh có thể ăn mít sau 1- 2 tuần đối với đẻ thường và 1- 2 tháng đối với đẻ mổ. Nhưng thời gian này cần được điều chỉnh theo sức khỏe của từng mẹ.
Nếu ăn mít quá sớm, lúc cơ thể chưa bình thường và chưa ổn định, nó có thể làm các mẹ bị khó tiêu, đầy bụng hoặc gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách so sánh mít chín tự nhiên và mít ngâm hóa chất
Việc lựa chọn được mít ngon, chín tự nhiên, mít vườn sạch và tránh những quả bị ngâm hóa chất là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình. Dưới đây là một số cách để phân biệt mít ngon với mít ngâm hóa chất:
Quan sát vỏ ngoài
- Mít ngon: Vỏ mít chín tự nhiên thường có gai đều, thưa, không nhọn, khoảng cách các gai thưa, vỏ mềm. Khi nhấn nhẹ vào vỏ, bạn sẽ cảm nhận được độ đàn hồi, mềm.
- Mít ngâm hóa chất: Vỏ mít ngâm hóa chất thường gai nhọng, khi nhấn vào, vỏ sẽ cứng hoặc quá mềm, mắt nhỏ và cá gai sát nhau.
Kiểm tra mùi hương
- Mít ngon: Mít chín tự nhiên tỏa ra mùi thơm ngọt ngào, dễ chịu và không quá nồng, thoang thoảng trong không khi và bay hương thơm đi xa.
- Mít ngâm hóa chất: Mít ngâm hóa chất không thơm nhiều hoặc không có mùi thơm.
Quan sát múi mít
- Mít ngon: Múi mít chín tự nhiên tùy vào loại mít mà có thể có màu vàng tươi, trắng ngà hay vàng nhạt, đều màu, căng mọng và khô ráo. Khi ăn, mít có vị ngọt thanh, giòn và thơm ngon.
- Mít ngâm hóa chất: Múi mít ngâm hóa chất có thể có màu vàng nhạt hoặc quá đậm, không đều màu. Múi mít sượng, không ngọt tự nhiên.
Kiểm tra nhựa mít
- Mít ngon: Nhựa mít chín tự nhiên thường đặc và dính. Khi bổ mít, nhựa không chảy ra quá nhiều.
- Mít ngâm hóa chất: Nhựa mít ngâm hóa chất thường loãng, chảy ra nhiều khi bổ.
Cảm giác khi ăn
- Mít ngon: Mít chín tự nhiên mang lại cảm giác giòn, ngọt, thơm ngon và không gây khó chịu sau khi ăn.
- Mít ngâm hóa chất: Mít ngâm hóa chất thường khiến miệng có cảm giác khó chịu, đắng hoặc có vị lạ sau khi ăn.
Lưu ý khi mua mít
- Nên mua mít tại những cửa hàng đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.
- Tránh mua mít có vẻ ngoài quá hoàn hảo hoặc có giá quá rẻ so với mặt bằng chung.
- Có thể vỗ vào quả mít để biết độ chín, nếu nghe âm thanh bình bịch thì có thể đây là mít già chín
- Nên chọn mít chín đúng mùa, vào khoảng tháng 6- tháng 8
Việc nhận biết và lựa chọn mít ngon, chín tự nhiên không chỉ giúp bạn thưởng thức được hương vị thơm ngon mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.