Caffein có trong cà phê mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên các mẹ đang cho con bú có uống được không? Cùng chúng tôi tim hiểu nhé.
Phụ nữ đang cho con bú uống cà phê sữa được không?
Phụ nữ đang cho con bú có thể uống cà phê sữa. Một lượng caffeine hợp lý, khoảng 2- 3 tách - 240ml mỗi ngày, không gây hại cho cả mẹ và trẻ. Tuy nhiên, lượng caffeine trong cà phê có thể biến đổi dựa trên loại cà phê và cách pha chế. Chuyên gia khuyến nghị, mỗi ngày không tiêu thụ quá khoảng 200 - 300 miligam caffeine.
Caffein có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Về caffeine trong sữa mẹ, sau khi mẹ uống cà phê, lượng caffeine cao nhất xuất hiện trong sữa mẹ sau 1- 2 giờ và sau đó sẽ giảm dần. Chỉ một lượng nhỏ caffeine thực sự di chuyển vào sữa mẹ.
Theo một nghiên cứu từ năm 1984, chỉ có từ 0,06% đến 1,5% caffeine được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ. Caffeine cũng có mặt trong nhiều loại thức ăn và đồ uống khác như trà, socola, cacao, nước tăng lực, soda,... vì vậy cần lưu ý các thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày để tính toán lượng caffein. Mặc dù caffeine được coi là tương thích với việc cho con bú, nhưng để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, nên giới hạn mức tiêu thụ caffeine ở dưới 300 miligam mỗi ngày để không tác động đến sữa mẹ hay ảnh hưởng đến trẻ.
Caffein có ảnh hưởng gì đối với trẻ?
Caffeine có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nếu mẹ uống quá nhiều cà phê. Uống 10 ly cà phê mỗi ngày hoặc hơn có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề như cáu kỉnh, giấc ngủ không sâu, lo lắng, và khóc nhiều.
Trẻ sơ sinh và trẻ sinh không đủ ngày (sinh non ) có khả năng chuyển hóa caffeine rất hạn chế, chậm hơn so với trẻ đã lớn. Vậy nên, chúng có thể phản ứng mạnh hơn với caffeine và tác dụng phụ có thể xuất hiện ngay sau khi uống.
Chưa kể cũng có trẻ nhạy cảm với caffein. Nếu trẻ có biểu hiện không tốt, việc giảm lượng caffeine hoặc tránh cà phê cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm là cần thiết.
Caffein có ảnh hưởng gì đối với phụ nữ đang cho con bú?
Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác bất an, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ, đi tiểu thường xuyên, đau dạ dày, tim đập nhanh,.... Uống quá 4 ly cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến những cảm giác này. Vì vậy, các mẹ nên tránh uống nhiều cà phê.
Caffein có ảnh hưởng gì đối với việc tiết sữa?
Về việc caffeine ảnh hưởng đến sản xuất sữa mẹ, hiện tại không có bằng chứng cho thấy việc uống cà phê hoặc caffeine với liều lượng nhỏ sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Vậy nên, các mẹ cần lưu ý, có thể uống cà phê vừa phải.
Sau khi uống cà phê có nên vắt sữa?
Việc vắt sữa ngay sau khi uống cà phê không giúp loại bỏ caffeine khỏi sữa. Thay vào đó, cần phải đợi cho đến khi caffeine được chuyển hóa tự nhiên và biến mất khỏi sữa mẹ. Theo cà phê có chu kỳ bán rã là khoảng 5- 6 tiếng, do đó, nếu các mẹ uống cà phê thì cần chờ đợi để caffein được đào thải hoàn toàn rồi mới vắt sữa nhé.
Phụ nữ đang cho con bú có nên uống cà phê không?
Phụ nữ đang cho con bú có thể uống cà phê sữa, nhưng cần lưu ý về lượng caffeine. Caffeine trong sữa mẹ sẽ ở mức lớn nhất sau khoảng 1- 2 giờ kể từ khi uống cà phê. Để hạn chế lượng caffeine truyền đến bé thông qua sữa mẹ, các mẹ nên uống cà phê ngay trước khi cho bé bú hoặc đợi hơn 2 giờ để caffein loại bỏ hẳn rồi mới cho con bú, tóm lại bạn nên chủ động thời gian cho phù hợp, tốt nhất hãy uống sau khi cho bé bú hay vắt sữa xong.
Cà phê chứa bao nhiêu caffein?
Lượng caffeine trong cà phê không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, loại cà phê và cách pha chế. Một ly cà phê có thể chứa từ 30 mg đến 700 mg caffeine, tùy thuộc vào kích thước của ly và loại cà phê được sử dụng.
Như vậy, phụ nữ cho con bú nên biết rõ liều lượng caffein để tránh nạp quá nhiều, ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các đồ uống lành mạnh khác thay cho cà phê.
Cách tăng cường năng lượng cho các mẹ
Có nhiều cách tự nhiên để các bà mẹ có thể tăng cường năng lượng mà không cần dựa vào caffeine. Dưới đây là một số gợi ý:
Uống đủ nước
Mỗi ngày chúng ta cần bổ sung khoảng 1.5 - 2 lít nước, việc không bổ sung đủ nước hay làm mất nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần có thói quen uống nước đầy đủ mỗi ngày để giúp cơ thể tỉnh táo.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Các mẹ cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh như
- Các loại hạt là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp duy trì mức năng lượng ổn định
- Trái cây như táo, quả mọng, bưởi, cam... cung cấp năng lượng tự nhiên và chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Rau xanh như rau chân vịt, rau cải,...
- Thực phẩm giàu Omega-3
- Thực phẩm giàu sắt và magiê
- Cá, thịt, hải sản...
Nhớ rằng, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, cùng với việc nghỉ ngơi đầy đủ, là chìa khóa để có năng lượng tốt trong ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ các vấn đề y tế có thể gây ra tình trạng này.
Tập thể dục thường xuyên
Các mẹ có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, như vậy vừa giúp bạn giảm căng thẳng vừa giảm mệt mỏi, nó còn giúp bạn ngủ ngon hơn, cần duy trì thói quen này và đều đặn tập mỗi ngày.