Yến sào chứa nhiều protein, axit amin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Top 12 công dụng tuyệt vời của yến sào đối với sức khỏe
Yến sào được cho là có nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của yến sào đối với sức khỏe:
Làm đẹp da
Yến sào được cho là có khả năng kích thích sản xuất collagen và elastin nhờ nó có chứa các Threonine, các chất quan trọng giúp da mềm mịn và đàn hồi. Nó cũng có thể giúp giảm nếp nhăn, làm dịu vết thâm, và giúp da trở nên tươi sáng.
Yến sào chứa nhiều protein, acid amin, vitamin C, vitamin E và các nguyên tố vi lượng có lợi cho da, như threonine, aspatic acid, proline, …. Những chất này giúp tăng trưởng biểu bì, tái tạo da hư tổn, làm chậm quá trình lão hóa, giảm tàn nhang, mờ thâm, sáng da và cấp ẩm cho da.
Bạn có thể sử dụng yến sào để ăn uống hoặc làm mặt nạ để làm đẹp da, yến sào được cho là thực phẩm làm đẹp da an toàn và hiệu quả.
Chống lão hóa da
Trong yến sào có chứa threonine dồi dào, hỗ trợ hình thành collagen và elastin, là chất tái tạo lại cấu trúc da, giúp da đàn hồi tốt hơn, đặc biệt khi kết hợp glycine hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế vết nhăn, ngừa tàn nhang, làm sáng da và giúp da tràn đầy sức sống ...
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng yến sào không phải là một giải pháp duy nhất cho việc ngăn ngừa lão hóa. Để duy trì làn da mịn màng và trẻ trung, bạn cần một lối sống lành mạnh, kết hợp nó với một chế độ ăn uống cân đối, luyện tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, việc bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và không hút thuốc cũng rất quan trọng.
Cải thiện hệ miễn dịch
Yến sào được biết có chứa astatic sẽ giúp tạo ra glucotin, hỗ trợ tạo ra kháng thể rất tốt cho hệ miễn dịch. Vì vậy, việc bổ sung yến sào đúng cách và đúng liều lượng giúp nâng cao và cải thiện đề kháng, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật.
Nghiên cứu ở chuột ở Trung Quốc, cho rằng yến sào có chứa các loại protein nhất định có thể giúp tái tạo tế bào B nhanh hơn. Tế bào B này có vai trò quan trọng trong sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể.
Có lợi cho xương
Trong yến sào chứa hàm lượng phenylalanine và canxi dồi dào, nó có tác dụng quan trọng trong việc giúp khung xương khỏe mạnh. Nhờ vậy ăn yến sào cũng hỗ trợ các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, loãng xương...
Không những vậy, yến sào còn có glucosamine có công dụng phục hồi tổn thương và tái tạo ở sụn, giúp xương khớp hoạt động trơn tru.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Bạn có thể bổ sung yến sào vào thực đơn của mình để cải thiện tiêu hóa, đặc biệt người bị ốm đang cần hồi phục, người tiêu hóa kém...đều có thể sử dụng. Những người này khó hấp thu các chất dinh dưỡng nhưng lại rất cần tẩm bổ để hồi phục sức khỏe.
Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong yến sào có chứa các nguyên tố quý hiếm và Cr. Những chất này có công dụng để thúc đẩy hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng chuyển hóa. Nhờ vậy, yến sào giúp người bệnh nhanh hồi phục, ăn ngon hơn.
Bổ phế, tốt cho hô hấp
Yến sào theo Đông y, nó có công dụng làm sạch dịch nhầy ở họng, bổ phế, giảm ho, cải thiện sức khỏe hô hấp. Vậy nên, ăn yến sào cũng hỗ trợ cải thiện các chứng hen suyễn, viêm phổi, ho có đờm, cảm cúm...
Còn trong y học cổ truyền Trung Quốc thì yến sào còn hỗ trợ phục hồi các chức năng phổi, có lợi với người bị bệnh lao...
Tốt cho não bộ
Yến sào có thể hỗ trợ bổ não, ghi nhớ và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp an thần nhờ yến sào có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, brom, đồng, mangan...Ngoài ra, nó còn giúp ngủ ngon hơn, xoa dịu căng thẳng.
Có lợi cho phụ nữ sau khi sinh
Phụ nữ sau khi sinh con cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, yến sào là thực phẩm rất tốt, giàu protein chiếm tới khoảng 42.8 - 54.9% là protein. Nhờ có nhiều chất dinh dưỡng nó giúp cơ thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, sản sinh collagen và giúp vết thương nhanh lành hơn sau khi sinh nở.
Tốt cho mắt
Yến sào có chứa nhiều dưỡng chất, trong đó yến sào có chứa tới 18 loại axit amin trong tổng số 20 loại được con người tìm kiếm. Trong cơ thể để sữa chữa và phát triển mô cần tới 9 loại axit amin thiết yếu. Tổ yến được cho là có tác dụng tăng tái tạo tế bào từ đó hỗ trợ duy trì chức năng thích hợp và sửa chữa mô giác mạc.
Ngoài ra, thí nghiệm trên thỏ của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia vào năm 2011, cho những con thỏ tiêm huyết thanh tổ yến, kết quả những con thỏ được tiêm thì sản xuất nhiều tế bào sợi hơn so với những con không được tiêm. Nó giúp giác mạch khỏe mạnh sau khi bị tổn thương. Đây cũng là bằng chứng yến sào có lợi cho thị lực.
Có lợi với bệnh nhân tiểu đường
Leucine và isoleucine là 2 loại axit amin có trong yến sào, 2 chất này hỗ trợ ngừa tăng đường huyết đột ngột và kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chất phenylalanine giúp hình thành hemoglobin, giúp bổ máu và tăng cường hồng cầu, vì vậy bổ sung yến sào cũng hỗ trợ người đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách sử dụng yến sào hiệu quả và tốt nhất
Liều lượng sử dụng yến sào bao nhiêu là đủ?
Mặc dù biết yến sào có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm ăn quá nhiều, Yến sào mang lại lợi ích tốt nhất khi ăn đúng cách và liều lượng phù hợp.
Liều lượng sử dụng yến sào còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe:
- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi có thể dùng 1 - 2gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em từ 3 - 10 tuổi có thể dùng 2 - 3gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em 10 tuổi trở lên dùng 3gr/ngày và có thể dùng mỗi ngày
- Người lớn tuổi muốn bồi bổ sức khỏe có thể dùng 1,5 - 2gr/ngày, có thể dùng mỗi ngày
- Người đau ốm có thể dùng 5g/ngày
- Người có sức khỏe bình thường 5g/ngày, dùng 2 lần/tuần
Lưu ý:
- Cần mua yến sào ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng
- Cần ăn yến điều độ và đúng liều lượng
- Không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu
- Không lạm dụng ăn quá nhiều
- Hạn chế sử dụng đường khi nấu yến sào. Nếu có thể bạn nên ăn nguyên chất không cần thêm đường hoặc dùng táo khô để tạo vị ngọt.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn nên được bác sĩ tư vấn, để bổ sung yến sào đúng liều lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm ăn yến sào tốt nhất
Theo chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, khi bụng đang đói là thời điểm tốt nhất để ăn yến sào. Có thể bổ sung yến sào vào buổi sáng khi vừa thức giấc hoặc vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vào bữa ăn khác nhưng phải ăn yến sào trước khi dùng bữa chính. Như vậy nó sẽ giúp bạn hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và hệ tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng.
Còn trước 60 phút trước lúc đi ngủ, nồng độ của hormone tăng lên, hỗ trợ dưỡng chất được hấp thu hiệu quả.
Lời kết
Yến sào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn đọc.