Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó có ăn sống được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng có nhiều chất dinh dưỡng, trong 124g mướp đắng đã được nấu chín không có chất béo có chứa những dưỡng chất như:
- Năng lượng: 24 calo
- Carbs: 5,4g
- Chất xơ: 2,5g
- Chất béo: 0,2g
- Protein: 1g
- Đường: 2,4g
- Vitamin A: 2,8%
- Vitamin C: 68%
- Natri: 392mg
- Canxi: 0,9%
- Chất béo không bão hòa đa: 0,1g
- Sắt: 2,6%...
Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mướp đắng, cách chế biến cũng như các thành phần nấu cùng.
Ăn mướp đắng sống tốt không?
Mướp đắng, một loại quả có nhiều lợi ích sức khỏe, nên bạn có thể ăn mướp đắng bình thường. Để ăn mướp đắng sống, bạn nên chọn quả mướp đắng tươi, nguyên vẹn, sau đó làm sạch nó bằng cách rửa kỹ lưỡng với nước muối. Sau đó, mướp đắng có thể được thưởng thức trực tiếp hoặc phối hợp với các loại thực phẩm khác như một phần của món salad. Ăn mướp đắng không qua nấu nướng giúp bảo toàn tối đa các dưỡng chất tự nhiên của nó. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép mướp đắng để lấy nước uống, sử dụng như một phương pháp detox thông thường trong cuộc sống hàng ngày.
Ăn mướp đắng có tác dụng gì?
Mướp đắng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Mặc dù còn cần thêm nghiên cứu để xác định rõ ràng hiệu quả của nó đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng mướp đắng đã được ghi nhận có một số lợi ích sức khỏe như sau:
Cải thiện miễn dịch
Mướp đắng chứa protein MAP30, đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ nhiều chức năng miễn dịch. Do đó việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống cũng có thể củng cố hệ miễn dịch một cách tự nhiên.
Bảo vệ tế bào
Mướp đắng chứa các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Không những vậy, trong cả lá và quả đều chứa phenolic, có thể giúp làm giảm các chất oxy hóa gây hại. Vậy nên mướp đắng cũng có thể hỗ trợ hạn chế thiệt hại tế bào.
Giúp giảm mỡ bụng
Các nghiên cứu trên động vật ( cụ thể là trên chuột) cho thấy mướp đắng có thể giảm lượng mỡ nội tạng tích tụ. Thêm một bổ sung là loại thực phẩm này có khả năng giảm sản sinh tế bào mỡ. Một số nghiên cứu sơ bộ trên người cũng ghi nhận việc tiêu thụ mướp đắng có thể giảm vòng eo.
Có lợi cho tim mạch
Mặc dù cần thêm nghiên cứu trên người, mướp đắng đã cho thấy tiềm năng trong việc giảm cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch thông qua việc tăng cường loại bỏ cholesterol của các sản phẩm chiết xuất từ loại thực phẩm này.
Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, củ, trái cây,... giúp cung cấp chất xơ, kali, vitamin và các chống oxy hóa từ đó hỗ trợ tim mạch hiệu quả. Do đó, việc có một chế độ ăn uống đa dạng các loại rau và trái cây, trong đó có mướp đắng cũng có lợi cho sức khỏe lẫn tim mạch.
Có lợi cho mắt
Vitamin A trong mướp đắng, cùng với lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh liên quan đến tuổi tác như thoái hóa điểm vàng. Đồng thời, vitamin C và vitamin E trong mướp đắng cũng có tác dụng hạn chế bị thoái hóa điểm vàng do lớn tuổi.
Đối tượng nào không nên ăn mướp đắng?
Mướp đắng là thực phẩm được xem là có tác dụng tích cực trong việc giảm lượng đường trong máu. Polypeptide-p có trong mướp đăng, được xem như là có tác dụng tương tự insulin có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu. Theo Journal Ethnopharmacolgy có đăng tải nghiên cứu vào năm 2011, đã chỉ ra rằng, trong 4 tuần uống nước ép khổ qua có thể giúp người mắc bệnh tiểu đường loại 2 giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, mát máu, nhuận tràng và tỳ, bổ thận, ...
Tuy nhiên, một số người không nên tiêu thụ mướp đắng như:
Những người có hệ tiêu hóa kém
Việc tiêu thụ mướp đắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về tiêu hóa thì cần tránh thực phẩm này, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, gây tình trạng tiêu chảy và ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Do đó bạn cần lưu ý khi sử dụng mướp đắng.
Những người mới thực hiện phẫu thuật
Tiêu thụ mướp đắng sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng việc điều chỉnh lượng đường trong máu, do đó, những người sắp tiến hành phẫu thuật hay đã phẫu thuật xong thì cần nên tránh ăn mướp đắng tối thiểu 17 ngày trước và sau khi phẫu thuật.
Những người có huyết áp thấp
Mướp đắng chứa các thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu khi sử dụng, điều này có thể gây tụt huyết áp, do các chất như charantin, Polypeptid-P và vicine. Vì vậy những ai đã bị huyết áp thấp sẵn thì không nên tiêu thụ nó để đảm bảo an toàn.
Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, sảy thai và sinh non. Các thành phần trong mướp đắng cũng có thể được truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Những người có vấn đề về gan và thận
Mướp đắng có thể khiến những đối tượng này bị Khó tiêu, đầy hơi. Bên cạnh không phù hợp có ngưòi có vấn đề về gan và thận, thì mướp đắng cũng không dành cho người bị men G6PD. Đặc biệt một số chất trong loại quả này có thể làm biến đổi dạng tế bào gan.
Những người thiếu hụt canxi
Thành phần axit oxalic có thể cản trở cơ thể hấp thu canxi, nên khi chế biến chín mướp đắng người có sức khỏe tốt vẫn ăn bình thường, vì quá trình nấu chín đã giảm đi axit oxalic cũng như vị đắng của mướp đắng. Tuy nhiên, người bị thiếu hụt canxi lại là câu chuyện khác, nên những người này không nên tiêu thụ hoặc hạn chế ăn thực phẩm này.
Khi ăn mướp đắng cần lưu ý
Khi ăn mướp đắng sống, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe:
Rửa sạch mướp đắng
Luôn rửa kỹ mướp đắng dưới vòi nước chảy và sử dụng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt.
Loại bỏ hạt
Hạt mướp đắng có thể gây đắng và không dễ tiêu hóa, bên cạnh đó nó cũng có thành phần không có lợi cho sức khỏe, nên bạn nên loại bỏ chúng trước khi chế biến.
Kiểm tra phản ứng của cơ thể
Một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với mướp đắng. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái sau khi ăn, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Ăn vừa phải
Mướp đắng sống có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác như canh mướp đắng, mướp đắng xào trứng... để cải thiện hương vị và giảm bớt vị đắng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, cũng như ăn thường xuyên, mỗi tuần chỉ nên ăn 2- 3 lần với liều lượng vừa phải.
Nhớ rằng, mặc dù mướp đắng có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ nó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với những người có điều kiện sức khỏe đặc biệt hoặc đang mang thai.