
Người bị huyết áp thấp không nên dùng tâm sen, vì nó có tác dụng giúp hạ huyết áp và giãn mạch, nên đối với người bị huyết áp thấp thì lại rất nguy hiểm, vì nó có thể làm cho huyết áp giảm xuống hơn nữa.
Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là hiện tượng xảy ra khi chỉ số huyết áp đo được ở mức dưới 90/60 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hoặc bạn có thể thấy choáng váng, run rẩy tay chân, buồn nôn, ngất xỉu.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp là do lưu lượng máu lên não không đủ, khiến các tế bào thần kinh thiếu oxy để hoạt động, từ đó gây ra những biểu hiện trên. Nếu không được kiểm soát kịp thời, huyết áp thấp có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Một số nguyên nhân thường thấy gây ra huyết áp thấp như:
- Mắc các bệnh lý về tim mạch
- Do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hay alpha...
- Những người bị rối loạn nội tiết tố cũng có nguy cơ bị bệnh lý này
- Chế độ ăn uống kém khoa học, không đủ chất dinh dưỡng
- Bị bệnh tiểu đường
- Bà bầu cũng thường có huyết áp thập hơn một tí nhưng không quá nghiêm trọng, nhưng cũng không chủ quan, cần ăn uống, nằm, ngồi.. cẩn thận
- Thói quen sử dụng bia, rượu quá nhiều
- Bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn nặng
- Bất ngờ thay đổi tư thế...
Dấu hiệu khi bị huyết áp thấp

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đang bị huyết áp thấp:
- Hoa mắt, chóng mặt, cảm giác lâng lâng, mất thăng bằng
- Ngất xỉu, mê sảng, thậm chí mất ý thức trong một số trường hợp
- Da tái nhợt, xanh xao, kém sắc
- Hơi thở nhanh, nông, nhịp thở bất thường
- Đau đầu dữ dội
- Đổ nhiều mồ hôi
- Cảm giác khát nước...
Vì sao huyết áp thấp không nên uống tâm sen?

Tâm sen, hay còn gọi là tim sen, liên tâm, là phần mầm xanh nằm ở trung tâm hạt sen, sau khi tâm sen được tách ra sẽ mang đi phơi hay sấy khô để pha trà hoặc làm dược liệu. Thành phần hóa học của tâm sen bao gồm bisclaurin, lotusine, neferine, liensine..., các dưỡng chất này hỗ trợ giãn cơ trơn mạch máu, cải thiện lưu thông mạch máu, hạ huyết áp, chống đông máu và giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim...
Trong y học cổ truyền, tâm sen được xem là có khả năng giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo âu, hạ huyết áp. Chính vì vậy, tâm sen là một sản phẩm từ lâu đã được dùng để hỗ trợ sức khỏe.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng người bị huyết áp thấp không nên sử dụng tâm sen. Lý do là vì tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, khiến chỉ số huyết áp giảm sâu hơn, việc này đối với người đang bị huyết áp thấp lại rất nguy hiểm. Khi huyết áp giảm sâu, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất trí nhớ, đột quỵ. Do đó, người bị huyết áp thấp không nên dùng tâm sen.
Trong khi đó, người bị cao huyết áp dùng tâm sen lại là có lợi. Nhờ khả năng giãn mạch, giảm áp lực thành mạch, làm giãn cơ trơn thành mạch và điều hòa lưu thông máu, tâm sen giúp hạ huyết áp tự nhiên. Nên ai bị cao huyết áp hay thiếu máu cơ tim sẽ khá hữu ích.
Vì vậy, trước khi sử dụng, hãy hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình để có lựa chọn phù hợp, tránh những rủi ro không mong muốn.
Khi uống tâm sen cần lưu ý gì?
Khi uống tâm sen bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chọn tâm sen chất lượng

Tâm sen là mầm xanh ở trong hạt sen, khi mua bạn nên chọn tâm sen sạch, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên mua tâm sen vào mùa thu hoạch hạt sen, như vậy sẽ mua được sản phẩm ngon hơn, bạn cũng nên chọn tâm sen hữu cơ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Không dùng tâm sen trong thời gian dài
Tâm sen tuy tốt, nhưng nó không phải là thảo dược này trong một thời gian dài, thay vào đó bạn chỉ lên dùng trong khoảng thời gian nhất định nào đó, tùy vào nhu cầu và sức khỏe của bản thân, không dùng tâm sen liên tục trong 1 tháng, vì nó có alkaloid cao, nên nó có thể tác động dược lực mạnh và không tốt cho tim.
Sử dụng tâm sen vừa phải

Bạn có thể dùng 1-3g tâm sen/ ngày, để cải thiện giấc ngủ, dùng nó để hãm trà, mỗi tuần có thể dùng 3 lần, tối đa là 5 lần. Do tâm sen cũng có vị đắng nên bạn không cần sử dụng quá nhiều. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thế xin hướng dẫn từ bác sĩ để có liều lượng phù hợp với bản thân.
Soa vàng tâm sen trước khi dùng
Để giảm độc tính trong tâm sen hay giảm tính hàn thì bạn nên dùng tâm sen đã được sao vàng sẵn, như thế khi dùng sẽ vừa giúp tâm sen có hương vị ngon hơn, vừa tối ưa lợi ích của nguyên liệu này.
Dừng lại khi có dấu hiệu bất thường

Tâm sen được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên nếu bạn dùng tâm sen mà có dấu hiệu và triệu chứng khác thường, như tim đập nhanh, hồi hộp... thì bạn nên ngừng lại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, vì có thể cơ thế bạn không thích nghi với loại trà này.
Duy trì lối sống lành mạnh
Thường thì trà tâm sen thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ, nhưng chỉ dùng nó thôi là không đủ, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, như thế bạn sẽ luôn có những giấc ngủ ngon.
Tham khảo ý kiến bác sĩ

Khi mới bắt dầu dùng tâm sen, nên chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ, nếu sau 7 ngày dùng mà bạn không thấy hiệu quả thì không nên dùng tiếp. Đặc biệt khi bạn đang uống thuốc trị bệnh hay có những vấn đề về sức khỏe, không nên tự ý dùng tâm sen mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trà tâm sen không dành cho ai?

Mặc dù tim sen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Dưới đây là những đối tượng không nên dùng tim sen:
- Tim sen có tác dụng hạ huyết áp, do đó không phù hợp cho những người huyết áp thấp.
- Tim sen có tính hàn, nên những người có cơ địa hàn lạnh, tránh sử dụng tim sen.
- Tim sen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, do đó nên tránh sử dụng tim sen khi đang mang thai hay đang cho con bú
- Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa và cơ thể còn yếu, nên không nên sử dụng tim sen
- Người có chức năng thận suy giảm
- Người đang dùng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm cũng không nên sử dụng tim sen
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
- Người rối loạn chức năng sinh lý
- Người suy dinh dưỡng, thể trạng yếu
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tâm sen để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.