
Nước củ sen là một thức uống lành mạnh, có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch, cầm máu...
Uống nước củ sen có tác dụng gì?
Hầu hết các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, bao gồm hoa, lá, hạt, và đặc biệt là củ sen có công dụng bổ máu, cầm máu dạ dày, hỗ trợ lưu thông máu, và hỗ trợ giảm cân.
Củ sen chính là phần thân rễ mọc dưới bùn, không chỉ là nguyên liệu nấu ăn thơm ngon mà còn chứa nhiều phenolic đây là một loại chất chống oxy hóa tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
Uống nước củ sen mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như:
Cải thiện hệ tiêu hóa

Nước củ sen giúp ổn định chức năng tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của dạ dày và ruột non diễn ra trơn tru, nhờ vậy nên có thể giảm nguy cơ gặp các tình trạng như táo bón hoặc tiêu chảy. Tiêu thụ củ sen cũng góp phần giúp bạn giảm tổn thương ruột và đại tràng.
Việc bổ sung một ly nước ép củ sen kèm gừng mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tăng cường miễn dịch
Hàm lượng khoáng chất phong phú trong củ sen như sắt, kẽm, mangan, đồng và magie, giúp tăng cường hoạt động của các enzyme, đồng thời sắt còn là thành phần hỗ trợ sản sinh hồng cầu, nên củ sen có thể giúp bạn củng cố miễn dịch.
Giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể

Nước ép củ sen cùng với cam có thể giúp hạ sốt một cách tự nhiên, trong khi trà củ sen hoặc món củ sen hầm gà có tác dụng giải cảm lạnh, sốt rất tốt – đặc biệt là khi dùng lúc còn ấm. Đây là bài thuốc vừa ăn ngon, vừa dễ thực hiện vừa hiệu quả cao.
Giúp cầm máu
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, nước ép củ sen được dùng như một phương thuốc tự nhiên giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết nội, bao gồm chảy máu ở dạ dày, ruột, thực quản, đại tràng và cả chảy máu cam. Nước ép củ sen là phương pháp đơn giản có thể giúp bạn cầm máu.
Tốt cho tim

Củ sen giàu vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, đây đều là các chất này có khả năng giảm nồng độ homocysteine trong máu, từ đó giảm nguy cơ đau tim.
Kali giúp làm giãn mạch, trong khi đó chất xơ lại giúp loại bỏ cholesterol. Đồng thời, vitamin B6 có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát nồng độ homocysteine - tác nhân gây bệnh tim.
Tăng cường tái tạo máu
Đối với phụ nữ bị rong kinh hoặc mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt, thì nước ép củ sen hoặc canh củ sen có thể là một lựa chọn lý tưởng giúp tăng cường quá trình tái tạo máu nhanh chóng. Nữ giới nên sử dụng đều đặn trong 3 ngày sau kỳ kinh để cải thiện sức khỏe.
Giúp giảm cân
Với hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ, ngoài ra, củ sen còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Nên nó trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang muốn giảm cân hoặc duy trì vóc dáng. Củ sen giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể tốt hơn, từ đó giúp bạn giảm cân.
Cách nấu nước củ sen
Để nấu nước củ sen, bạn có thể tham khảo cách sau:
Nguyên liệu:
- Củ sen
- Hạt sen
- Nước
Cách làm:
- Lấy củ sen mang đi gọt vỏ, rửa sạch nhiều lần với nước, rồi cắt khoanh mỏng
- Hạt sen tách vỏ, bỏ tim sen, rửa sạch và để ráo
- Đổ 1 lít nước vào nồi, cho lá dứa vào đun sôi. Khi nước sôi thì cho củ sen và hạt sen vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút
- Cho một ít đường phèn vào, khuấy đều
- Rót ra ly, thưởng thức.
Củ sen kỵ gì?
Củ sen là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng bạn không nên kết hợp củ sen với:
Củ sen kỵ gan động vật

Củ sen chứa axit tannic, là một chất có khả năng cầm máu. Còn gan động vật lại là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Khi hai thành phần này kết hợp, axit tannic sẽ liên kết với sắt, tạo thành chất khó hấp thụ, làm cơ thể bị cản trở hấp thu sắt. Nên bạn không nên ăn củ sen cùng gan heo, gan vịt,...
Củ sen kỵ thực phẩm có tính hàn

Vì củ sen có tính mát, nên nấu bạn chế biến cùng lúc với các thực phẩm cũng có tính hàn như khổ qua, dưa keo, hải sản hay củ cải trắng..., sẽ dễ gây hiện tượng lạnh bụng, đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy, đặc biệt là với người có hệ tiêu hóa yếu.
Ngoài ra, do sống trong môi trường bùn nước, củ sen dễ bị nhiễm ấu trùng, sán lá gan hay ký sinh trùng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ưu tiên củ sen được trồng trong môi trường tiêu chuẩn, tránh dùng loại mọc hoang ở nơi nước bẩn. Khi chế biến, cần rửa kỹ và nấu chín kỹ rồi mới dùng.
Củ sen kỵ đậu nành và các sản phẩm từ đậu
Mặc dù đậu và các chế phẩm từ đậu nành rất giàu canxi, nhưng khi kết hợp với củ sen chứa nhiều xenlulozơ, sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, mà còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nên bạn không nên dùng chung chúng với nhau.