Mướp đắng( khổ qua) có lợi ích gì đối với những người bị bệnh tiểu đường? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Các nhà khoa học đánh giá mướp đắng và người bệnh tiểu đường
Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, được biết đến với khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm lượng chất béo và cải thiện chỉ số A1C - một chỉ số phản ánh mức lượng đường trong máu trung bình trong khoảng 2-3 tháng, ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Theo các nhà khoa học, mướp đắng có những tác dụng như:
Theo các nhà khoa học Mỹ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng chứa các vitamin, khoáng chất, và có khả năng kháng khuẩn, chứa các chất chống oxy hóa. Đây là lý do mà mướp đắng được sử dụng trong việc phòng bệnh và giúp cải thiện nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh viêm loét, bệnh đái tháo đường, tình trạng táo bón...
Theo nghiên cứu của Bangladesh
Các hợp chất trong mướp đắng có khả năng điều hòa đường huyết và giảm lượng chất béo trong máu.
Theo các nhà khoa học của đại học Naresuan (Thái Lan)
Nghiên cứu tại đại học Naresuan ở Thái Lan, họ tiến hành quan sát và theo dõi bệnh tiểu đường loại 2, mỗi ngày tiêu thụ 2.000 mg mướp đắng, kéo dài trong khoảng 4 tuần và kết quả ghi nhận có sự giảm đáng kể về lượng đường trong máu so với lúc chưa dùng. Vậy nên, họ cho rằng trong mướp đắng chứa các chất ức chế cảm giác thèm ăn và giảm đường huyết, hoạt động giống như insulin.
Theo nghiên cứu của Nigeria
Họ cho thấy việc tiêu thụ lá mướp đắng cũng có thể giảm lượng đường đường huyết, cụ thể ăn khoảng 5- 20% khẩu phần ăn.
Theo nghiên cứu của bệnh viện Đa khoa Philippines
Nghiên cứu này đã theo dõi 40 bệnh nhân tiểu đường, ho cho 20 người uống 2 viên bổ sung mướp đắng, mỗi ngày uống 3 lần, kéo dài khoảng 3 tháng. Kết quả là những người được sử dụng viên bổ sung mướp đắng mức A1C có giảm ít so với nhóm uống giả dược. Những người uống giả dược từ đầu đến khi kết thúc nghiên cứu không thay đổi gì.
Theo Medical News Today
Medical News Today cho rằng người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ các phần khác nhau của mướp đắng, nhưng nên hạn chế lượng tiêu thụ, nếu dử dụng nước ép mướp đắng hay sinh tố mướp đắng thì chỉ uống khoảng 50-100 ml hoặc mỗi ngày sử dụng tối đa 1 trái mướp đắng nhỏ. Nếu sử dụng dưới dạng chất bổ sung, cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Tổng quan chung
Quá trình tiêu thụ mướp đắng cần được theo dõi cẩn thận, dù là ở bất cứ dạng nào. Đặc biệt là khi sử dụng cùng với thuốc điều trị tiểu đường, để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh mướp đắng vì nó có thể làm co thắt tử cung, gây sinh non, sẩy thai.
Mướp đắng không chỉ có lợi cho người bệnh tiểu đường mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, carbohydrate, và các khoáng chất như canxi, magiê, phốt pho, kẽm, cùng với các vitamin A, vitamin B, và vitamin C.
Dù có nhiều lợi ích, mướp đắng có thể quá đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Để giảm bớt vị đắng, có thể áp dụng các biện pháp như làm sạch cùi trắng, ướp lạnh, chần nước nóng, trước khi chế biến, hoặc khi nấu, có thể kết hợp với các loại rau, thực phẩm khác để làm giảm mùi vị đắng.
Người bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi chế biến mướp đắng, đặc biệt là nước ép và sinh tố, nên dùng nguyên chất, không thêm đường hoặc muối để tránh gây hại cho sức khỏe và có thể gây ra biến chứng.
Mướp đắng có tác dụng gì đối với người bị tiểu đường?
Mướp đắng có những lợi ích như:
Kiểm soát đường huyết
Mướp đắng, còn được gọi là khổ qua, có nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt trong việc kiểm soát glucose máu, như:
Giúp tiêu hao đường
Mướp đắng cũng có tác dụng tích cực trong việc tiêu hao đường của các tế bào, giúp vận chuyển đường đến các cơ quan trong cơ thể hiệu quả và thuận lợi, như cơ bắp, gan và mô mỡ.
Mướp đắng tác động đến các kênh vận chuyển đường, nên nó có lợi cho cà người bị type 1 và type 2. Nên nó cũng giúp hạn chế đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.
Kiểm soát cảm giác đói
Khi sử dụng mướp đắng, thành phần lectin trong loại thực phẩm này giúp bạn kiểm soát cơn đói hiệu quả, điều này cũng giúp giảm đường huyết và giúp người bệnh ổn định cân nặng.
Ngoài ra, chất xơ trong mướp đắng cũng giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế thèm ăn và hỗ trợ giảm cân.
Chứa các hoạt chất chống tiểu đường
Mướp đắng chứa các hoạt chất như charanti, vicine, và polypeptide-p, có khả năng giúp giảm lượng đường trong máu. Cụ thể, charanti, vicine giúp giảm đường huyết, trong khi đó polypeptide-p lại hỗ trợ chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể, tương tự như cách insulin hoạt động, điều này cũng giúp giảm đường huyết.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc mỗi ngày tiêu thụ 2.000mg mướp đắng có thể giúp người bệnh tiểu đường type 2 giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Giảm đường huyết
Mướp đắng có chứa các hoạt chất có thể giúp phòng ngừa khả năng đường huyết cao, thông qua việc chuyển hóa dưỡng chất từ thức ăn. Những lợi ích này cũng hữu ích cho người bị đái tháo đường, nó có thể giúp hạ đường huyết.
Mặc dù mướp đắng có thể giúp giảm đường huyết, những hiện nay nó chưa được sử dụng để trị bệnh tiểu đường. Vậy nên, người bệnh có thể thêm nó vào thực đơn ăn uống, ngoài ra, nếu có ý định dùng mướp đắng để cải thiện bệnh tiểu đường thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước, tránh tự ý sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hạn chế biến chứng tiểu đường
Mướp đắng cũng có thể hỗ trợ giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường như béo phì, tim mạch.
Giảm cholesterol tích tụ
Mướp đắng có khả năng giảm cholesterol, giúp ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Theo một nghiên cứu trên động vật, cụ thể là ở chuột, với chế độ giàu cholesterol, sau khi được bổ sung chiết xuất mướp đắng thì cholesterol toàn phần đã có dấu hiệu giảm đáng kể.
Giảm tình trạng béo phì
Đối với người bệnh tiểu đường có nguy cơ béo phì, mướp đắng là lựa chọn thực phẩm tốt do hàm lượng chất xơ cao và calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng thừa cân.
Cung cấp nhiều dưỡng chất
Mướp đắng có nhiều chất dinh dưỡng, trong 124g mướp đắng đã được nấu chín không có chất béo có chứa những dưỡng chất như:
- Năng lượng: 24 calo - mức calo thấp này lành mạnh đối với bệnh nhân
- Carbs: 5,4g
- Chất xơ: 2,5g - cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân
- Chất béo: 0,2g
- Protein: 1g
- Đường: 2,4g
- Vitamin A: 2,8% - cải thiện thị lực
- Vitamin C: 68% - cải thiện đề kháng và giúp vết thương nhanh lành
- Natri: 392mg
- Canxi: 0,9%
- Chất béo không bão hòa đa: 0,1g
- Sắt: 2,6%...
Lưu ý rằng, mặc dù mướp đắng có nhiều lợi ích, nhưng không nên xem đó là phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường. Việc sử dụng mướp đắng nên được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Đây chỉ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cần được kết hợp với các biện pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng sử dụng mướp đắng cho người bị tiểu đường
Không có liều lượng cụ thể nào khi dùng mướp đắng cho người bệnh tiểu đường.
Mỗi ngày bạn chỉ uống tối đa 50- 100ml nước ép mướp đắng, hay nếu dùng dạng bột mướp đắng thì khoảng 5g, hoặc dùng tối đa 2,5g mướp đắng ( khoảng 1 trái nhỏ). Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.