Dị ứng dứa là một phản ứng xảy ra khi bạn sử dụng các thức uống hay đồ ăn có chứa dứa.
Tìm hiểu về dị ứng dứa
Dị ứng dứa là một phản ứng miễn dịch không mong muốn mà cơ thể có thể trải qua khi tiếp xúc với dứa, dù là ăn, uống nước ép, hay chỉ đơn giản là chạm vào. Dị ứng này không phổ biến như các loại dị ứng thực phẩm khác, nhưng khi xuất hiện, nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Cơ chế của dị ứng dứa bắt nguồn từ hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm dứa là một mối đe dọa và phản ứng lại bằng cách loại bỏ nó. Bromelain, một loại enzyme phân giải protein có trong dứa, thường là nguyên nhân chính gây dị ứng. Ngoài ra, dị ứng dứa còn có thể liên quan đến phản ứng với nhựa thực vật, dẫn đến việc phát triển hội chứng Latex - Fruit, một số loại trái cây khác cũng có thể liên quan đến tình trạng này như dâu tây, chuối, chanh dây.... Mặc dù rất ít nhưng có mốt số trường hợp dị ứng dứa cũng bị dị ứng với nhựa cao su tự nhiên.
Những người dị ứng với dứa cũng có thể phản ứng với phấn hoa, gây ra các triệu chứng dị ứng ở cổ họng và miệng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng dị ứng dứa có thể liên quan đến yếu tố di truyền, nghĩa là nếu có người thân trong gia đình bạn dị ứng với dứa, bạn cũng có nguy cơ cao hơn mắc phải tình trạng tương tự.
Do đó, khi ăn hay uống dứa bạn nên quan sát phản ứng của cơ thể.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị dị ứng dứa
Dị ứng dứa có thể dẫn đến các phản ứng cơ thể nghiêm trọng, trong đó sốc phản vệ là tình trạng khẩn cấp y tế cần được chú ý. Khi cơ thể phản ứng mạnh mẽ với dứa, sốc phản vệ có thể xảy ra, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu như:
- Khó thở và thở khò khè
- Cảm giác bị co thắt cổ họng
- Nhịp tim không đều và nhanh.
- Mất ý thức
- Ngứa rát lưỡi và miệng
- Nóng rát lan tỏa từ cổ họng đến toàn thân
- Sưng tấy ở miệng, lưỡi, hoặc các phần khác của cơ thể
- Môi và đầu ngón tay hoặc chân chuyển sang màu xanh hoặc tím tái
Trong trường hợp đã từng trải qua sốc phản vệ, bác sĩ có thể kê đơn EpiPen để kiểm soát phản ứng dị ứng. Sử dụng EpiPen có thể cấp cứu tạm thời, nhưng việc đến bệnh viện để kiểm tra sau đó là bước quan trọng không thể bỏ qua, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm bớt.
Những thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết và xử lý kịp thời các phản ứng dị ứng dứa, đặc biệt là trong trường hợp sốc phản vệ. Đảm bảo an toàn và sức khỏe là ưu tiên hàng đầu khi đối mặt với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Triệu chứng dị ứng dứa thường gặp
Dị ứng với dứa có thể xuất hiện các triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc hoặc cũng có thể mất vài tiếng, bạn mới có thể nhận ra các dấu hiệu đầu tiên. Các triệu chứng thường bao gồm:
Ngứa và nổi mề đay trên da, thường là ở nhiều vị trí trên cơ thể. Khi tiếp xúc với dứa, cơ thể sẽ phản ứng để loại bỏ chất gây dị ứng này, có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày, và tiêu chảy cũng có thể xuất hiện. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như:
- Mặt, môi, cổ họng hoặc lưỡi bị sưng lên
- Cảm thấy khó thở
- Da mặt tự nhiên đỏ lên
- Nghẹt mũi hoặc ngạt mũi
- Có cảm giác chóng mặt
- Cảm giác có vị kim loại trong miệng
- Có thể gây ra sốc phản vệ trong các trường hợp nặng
Nếu bạn hoặc ai đó gặp các triệu chứng này sau khi tiếp xúc với dứa, cần phải tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức để điều trị và kiểm tra xem liệu đó có phải là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay không, để tìm cách điều trị kịp thời.
Cách xử lý dị ứng dứa
Ngoài việc tránh tiếp xúc với dứa, ăn uống dứa và sản phẩm chứa dứa. Nếu bạn vô tình ăn uống dứa thì nhanh chóng nhổ ra và súc miệng sạch với nước. Nếu dị ứng nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. dưới đây là một số biện pháp khắc phục nhanh tình trạng dị ứng dứa:
- Sử dụng thuốc kháng histamin
- Thuốc steroid tại chỗ
- Epinephrine: Nếu triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, epinephrine có thể cần thiết để cải thiện tình trạng nguy hiểm như khó thở và buồn nôn
- Calamine lotion: Dùng để làm giảm ngứa và mẩn đỏ trên da.
Sau khi ăn dứa mà bị hen suyễn cũng có thể dùng: Thuốc orticosteroid, giãn phế quản, chất chủ vận beta, nếu tình trạng nặng hơn nên có những dụng cụ sơ cứu bên người, ngoài ra, cũng cần có thuốc epinephrine để phòng bị sốc phản vệ.
Nhớ rằng, việc tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị của bác sĩ là rất quan trọng để điều trị và phòng ngừa dị ứng dứa một cách hiệu quả.
Một số hoa quả có thể thay cho dứa
Nếu bạn bị dị ứng hay không thể tiêu thụ được dứa thì bạn có thể dùng các loại thực phẩm khác để thay thế, bao gồm:
- Rau chân vịt
- Dâu tây
- Táo
- Cam, quýt, bưởi
- Nho
- Lê
- Ớt chuông
- Xoài
- Súp lơ...
Còn nếu muốn thay thế nước ép dứa thì bạn có thể uống nước ép táo, nước ép xoài...
Một số trái cây nên tránh khi bị dị ứng dứa
Khi bị dị ứng dứa, bạn nên tránh những thực phẩm sau:
- Dứa tươi, dứa hộp, nước ép dứa
- Các sản phẩm có chứa dứa như cocktail, salad trái cây hỗn hợp, mứt dứa, rượu rum dứa, soda dứa, nước giải khát salsa dứa, nước detox dứa...
- Bánh trái cây bạn cũng cần tránh và bánh chuối
- Khoai tây chiên có hương vị dứa
- Đồ uống nhiệt đới có chứa dứa
- Kẹo trái cây...
Ngoài ra, nếu bạn có dị ứng chéo với các loại thực phẩm khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin về chế độ ăn phù hợp và an toàn cho bạn. Điều quan trọng là luôn kiểm tra nhãn thành phần trên bao bì sản phẩm để tránh tiêu thụ thực phẩm có chứa dứa hoặc các chất gây dị ứng khác mà bạn có thể phản ứng với.