Mướp đắng hay là khổ qua là một thực phẩm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Top 15 lợi ích của mướp đắng
Mướp đắng còn được gọi là khổ qua chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, như:
- Vitamin A
- Vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9
- Vitamin C
- Phenolic
- Magie
- Phốt pho
- Canxi
- Đồng
- Kali
- Kẽm
- Sắt...
Khi tiêu thụ đúng cách và đúng liều lượng, mướp đắng có thể mang lại những lợi ích như:
Làm đẹp da và tóc
Mướp đắng chứa nhiều vitamin nhóm B, có thể giúp giảm các vấn đề viêm nhiễm ở da đầu và cải thiện sức khỏe cũng như độ bóng mượt của tóc. Sử dụng mướp đắng thường xuyên trong chế độ ăn uống cũng có lợi cho làn da, giúp làm sáng da. Ngoài ra, mướp đắng còn là một giải pháp tự nhiên cho việc điều trị các tình trạng da như mụn trứng cá, vảy nến và chàm.
Có lợi cho bệnh tiểu đường loại 2
Mướp đắng với các hợp chất có tác dụng tương tự insulin, được biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện chuyển hóa đường (glucose), giúp giảm lượng đường trong máu, nên thực phẩm này cũng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm soát lượng đường huyết qua việc ăn uống mỗi ngày, việc kết hợp mướp đắng với chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây ít đường... có thể hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mướp đắng có thể giúp giảm cholesterol trong máu theo kết quả nghiên cứu ở động vật cho biết. Tác dụng này là nhờ thực phẩm này có chứa hàm lượng kali, magie và canxi, giúp giảm cholesterol LDL và duy trì cholesterol HDL, giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch. Vậy nên, tiêu thụ một lượng vừa phải mướp đắng cũng là một cách để cải thiện tim mạch một cách tự nhiên.
Cải thiện hệ miễn dịch
Mướp đắng giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, nó còn có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm bạn tiêu thụ, cảm lạnh, nhiễm nấm, trào ngược dạ dày và khó tiêu.
Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng không dung nạp được do mướp đắng có chứa các thành phần như quinin và morodicine, nhựa và saponin glycoside.
Khả năng chống viêm
Mướp đắng chứa hàm lượng polyphenol dồi dào, có tác dụng chống viêm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bột mướp đắng có thể chống viêm bằng cách ức chế các đường dẫn tín hiệu viêm quan trọng. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng hỗ trợ giảm stress oxy hóa, một yếu tố gây viêm, từ đó giúp giảm viêm trong cơ thể.
Trong một nghiên cứu trên chuột bị nhiễm trùng huyết, kết quả cho thấy, khi cho chúng tiêu thụ mướp đắng vào chế độ ăn uống, những con chuột này đã giảm các chỉ số viêm và cytokine tiền viêm, nên nó giúp cải thiện phản ứng viêm.
Có lợi cho sức khỏe của gan
Gan là cơ quan chủ chốt trong quá trình chuyển hóa và thải độc. Mướp đắng giúp thúc đẩy quá trình tiết mật ở gan, giảm bilirubin trong máu, và cải thiện chức năng gan nhờ lượng chất xơ dồi dào, lượng chất xơ này cũng rất có lợi cho tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng có thể giúp giảm các chỉ số men gan như AST và ALT. Nên bạn tiêu thụ mướp đắng cũng mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan này.
Giảm cholesterol
Mướp đắng cũng được biết đến với khả năng giảm cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng vitamin C cao và cao hơn dưa leo tới khoảng 5 - 20 lần. Nên bổ sung mướp đắng thường xuyên cũng giúp tránh các vấn đề như tim mạch, cảm lạnh, xơ vữa động mạch. Nó cũng có lợi ích giúp củng cố hệ miễn dịch và giúp tiêu mỡ một cách tự nhiên.
Có lợi cho hệ sinh sản
Nam giới ăn mướp đắng cũng có nhiều lợi ích trong đó nổi bật là khả năng hỗ trợ sinh lý cho cánh mày râu, có thể giúp tăng cường sinh lý, cường dương nếu áp dụng các bài thuốc từ thực phẩm này. Nhưng đối với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú thì không nên tiêu thụ mướp đắng.
Khả năng chống oxy hóa
Mướp đắng có khả năng chống lại các gốc tự do theo thực nghiệm, nhờ nó có các chất chống oxy hóa. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa như bệnh đái tháo đường, bệnh tim, lão hóa và các bệnh mãn tính khác.
Bên cạnh đó, hợp chất phenolic còn có trong cả phần lá và quả mướp đắng, có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây hại.
Hỗ trợ giảm cân
Với lượng calo thấp và hàm lượng chất xơ cao, mướp đắng là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang theo đuổi mục tiêu giảm cân hay muốn duy trì cân nặng ổn định. Chất xơ dồi dào trong mướp đắng giúp duy trì trạng thái no lâu hơn, giảm sự thèm ăn và giúp bạn dễ dàng quản lý lượng calo nạp vào cơ thể, điều này rất có lợi cho việc giảm cân.
Vậy nên, bạn có thể thêm mướp đắng vào chế độ giảm cân của mình bằng cách chế biến các món ăn như canh khổ qua, khổ qua xào, khổ qua luộc... kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, thể thao thường xuyên và duy trì lối sống khoa học, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Mướp đắng giàu chất xơ, nên tiêu thụ mướp đắng với lượng vừa phải có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm các vấn đề như táo bón và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng hỗ trợ chức năng của túi mật và có lợi cho những người mắc bệnh xơ gan và viêm gan.
Cải thiện thị lực
Mướp đắng cũng có khả năng bảo vệ mắt khỏi các bệnh liên quan đến tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và đục thuỷ tinh thể nhờ nó có chứa hàm lượng vitamin A. Bên cạnh đó, hai chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin lại có khả năng bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV và ngăn chặn AMD.
Trong khi đó, vitamin E và vitamin C trong thực phẩm này cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và cải thiện thị lực.
Hỗ trợ bệnh sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng này. Để đào thải sỏi thận ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên thì bạn mỗi ngày có thể uống trà mướp đắng. Trà này có thể giúp giảm nồng độ acid trong nước tiểu, từ đó giảm cảm giác đau.
Uống trà hoặc nước bột mướp đắng khoảng 2-3 ly mỗi ngày và kiên trì sử dụng trong khoảng 1-2 tháng có thể mang lại hiệu quả. Để tăng cường kết quả, có thể kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thận và tiết niệu.
Hoạt tính kháng nấm
Hạt mướp đắng chứa thành phần α-momorcharin được cho là có hoạt tính kháng nấm, nó có khả năng chống lại Fusarium solani L đáng kể, đây là một loại nấm gây hại cho thực vật. Ngoài việc nó gây thất thu hay làm thực phẩm bị thối rửa, một số loại nấm còn có hại cho sức khỏe nếu như chúng ta ăn, ngửi, hay tiếp xúc với nấm...
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm các phương pháp thay thế cho thuốc diệt nấm tổng hợp, giúp kiểm soát bệnh nấm ở cây trồng một cách hiệu quả.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Mướp đắng cung cấp lượng vitamin K cần thiết, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, từ đó giúp cho xương chắc khỏe và cải thiện loãng xương. Đối với những người mắc bệnh viêm khớp, vitamin K cũng có thể giúp giảm đau và có tác dụng kháng viêm.
Nên bạn có thể bổ sung vitamin K hỗ trợ xương khớp bằng cách tiêu thụ mướp đắng.
Tác dụng phụ không mong muốn của mướp đắng
Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, có nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ điều trị tiểu đường, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, mướp đắng có thể gây ra một số tác dụng phụ:
- Gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa
- Sử dụng mướp đắng có thể làm tăng men gan
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mướp đắng vì có thể gây kích thích tử cung và chảy máu, từ đó có thể gây sảy thai, sinh non...
- Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều này có thể nguy hiểm nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết
- Một số người có thể phản ứng dị ứng với mướp đắng, gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, và sưng....
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc sử dụng mướp đắng, đặc biệt sau khi phẫu thuật bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Đối tượng không nên ăn mướp đắng
Mặc dù mướp đắng rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng chúng, một số người không ăn mướp đắng như:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người thiếu hụt canxi
- Người huyết áp thấp
- Người có hệ tiêu hóa yếu hay có vấn đề về tiêu hóa
- Người mới phẫu thuật
- Người đang dùng thuốc trị tiểu đường
- Người bị thiếu men G6PD...