Chôm chôm là một loại trái cây rất hấp dẫn, tuy nhiên phụ nữ mang thai ăn chôm chôm được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Phụ nữ mang thai ăn chôm chôm được không?
Phụ nữ mang thai có thể ăn chôm chôm. Chôm chôm là một loại trái cây ngon ngọt, hấp dẫn, có nhiều tác dụng tích cực cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Chôm chôm có nhiều chất dinh dưỡng, giàu khoáng chất và vitamin. Một số chất dinh dưỡng nổi bật của chôm chôm có lợi cho phụ nữ mang thai như:
- Vitamin C: Giúp phụ nữ mang thai cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn
- Sắt: Giúp phòng ngùa nguy cơ thiếu máu cho phụ nữ mang thai đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển các chỉ số cơ thể
- Vitamin A: Hỗ trợ phụ nữ mang thai cũng như thai nhi phát triển hình thái và thị lực, từ đó giúp mắt sáng khỏe
- Vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9: Thúc đẩy khả năng tổng hợp và trao đồi chất. Vitamin B3 còn giúp chuyển hóa lipid ( chất béo), carbs, cholesterol thành năng lượng. Nhờ vậy mà lượng cholesterol trong máu giảm và hạ áp huyết cho phụ nữ mang thai
- Chất xơ: Cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón, giúp hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn
- Kẽm: Nâng cao đề kháng và tham gia nhiều hoạt động trong cơ thể, giúp phân chia tế bào, nhất là thời kỳ bào thai, trẻ nhỏ
- Phốt pho, canxi: Hỗ trợ răng và xương phụ nữ mang thai chắc khỏe hơn, ngừa mất xương, loãng xương, răng lung lay khi mang thai, ngoài ra. Nó còn giúp thần kinh, xương và răng của thai nhi phát triển
- Acid Folic (Vitamin B9): Hỗ trợ ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ
Như vậy, chôm chôm có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, do đó bà bầu hoàn toàn có thể ăn chôm chôm tuy nhiên cần ăn đúng liều lượng, tránh lạm dụng ăn quá nhiều.
Một số thắc mắc về phụ nữ mang thai ăn chôm chôm
Phụ nữ mang thai ăn chôm chôm tốt không?
Có, phụ nữ mang thai bổ sung chôm chôm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể mà còn có lợi cho sự phát triển của bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn chôm chôm có lợi và tốt nhé!
Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu chôm chôm?
Liều lượng ăn chôm chôm cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Phụ nữ mang thai có súc khỏe bình thường thì có thể ăn 10 quả chôm chôm/ ngày, mỗi tuần có thể ăn 2- 3 lần. Còn những bà bầu bị bị tiểu đường thai kỳ hay đường huyết cao cần cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi ăn chôm chôm để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Mang thai 3 tháng đầu thai kỳ ăn chôm chôm được không?
Chôm chôm là loại trái cây có lợi cho phụ nữ mang thai, nó còn giúp chống chóng mặt, buồn nôn hiệu quả, nhờ hương vị thanh ngọt của thịt chôm chôm mang lại.
Bên cạnh đó, khi mang thai bà bầu dễ bị ốm nghén, ăn uống yếu thì ăn chôm chôm cũng là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt cho phụ nữ mang thai.
Lưu ý khi phụ nữ mang thai ăn chôm chôm
Mặc dù phụ nữ mang thai có thể ăn chôm chôm, tuy nhiên các mẹ cần lưu ý:
- Chọn mua chôm chôm: Cần mua ở những của hàng uy tín, cần mua loại chôm chôm sạch, không chứa hóa chất hay các chất có thể gây hại
- Chọn quả chôm chôm ngon: Nên mua những quả có màu đỏ tươi, chín đồng đều, kích thước bằng nhau, không bị héo, úa, dập nát
- Rửa sạch: Chôm chôm có nhiều lông ở bên ngoài, vì vậy cần rửa thật sạch để loại bỏ tạp chất lẫn côn trùng bên ngoài vỏ
- Tách vỏ cẩn thận: Nên dùng dao chỉ chuyên cắt trái cây để khoanh nhẹ phần vỏ, tách lấy phần thịt
- Không ăn nhiều: Chôm chôm ăn một ít thì có lợi, còn nếu lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây nóng trong, tăng cân, khó tiêu
- Nếu sau khi ăn chôm chôm phụ nữ mang thái thấy ngứa miệng hay hạt chôm chôm làm khó chịu thì có thể ăn tí xíu muối để giảm cảm giác ngứa.
Chôm chôm chỉ là thực phẩm ăn vặt, phụ nữ mang thai phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, nhất là trong thời gian đang bị ốm nghén.
Một số tác dụng phụ khi phụ nữ mang thai ăn chôm chôm
Bên cạnh những lợi ích mà chôm chôm mang lại cho phụ nữ mang thai được nói trên, thì nếu bà bầu lạm dụng ăn chôm chôm quá nhiều cũng có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Tăng cân: Vì chôm chôm có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng cân và các vấn đề khác cho sức khỏe
- Ngứa miệng: Chất oxalate có trong chôm chôm nếu ăn quá nhiều có thể làm ngứa miệng, kích ứng
- Tiêu chảy: Do chôm chôm có chất xơ cao có thể gây tiêu chảy nếu ăn quá nhiều
- Có thể dị ứng: Phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa có thể xảy ra nếu ăn quá nhiều chôm chôm.
Lời kết
Trong trường hợp bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc tiêu thụ chôm chôm trong thời gian mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể cung cấp lời khuyên dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Tóm lại, chôm chôm có thể là một phần của chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai nếu được tiêu thụ một cách phù hợp và liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi.