1. Khái niệm điện toán đám mây là gì?
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây được định nghĩa như sau:
"Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ".
Sự ra đời của mạng xã hội Facebook năm 2004, sàn thương mại điện tử Amazon,... càng chứng tỏ được tầm quan trọng của ĐTĐM đối hầu hết các lĩnh vực liên quan tới mạng Internet.
Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud,... là những ví dụ điển hình của dịch vụ ĐTĐM. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ miễn phí và trả phí theo nhu cầu của bản thân. Họ lưu trữ các tài liệu lên tài khoản “đám mây” của mình và truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào miễn có kết nối mạng.
2. Đặc điểm của Điện toán đám mây
Điện toán đám mây có 5 đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức máy chủ khác trước đây.
2.1. Tự phục vụ nhu cầu (On-demand self-service)
Dịch vụ ĐTĐM cung cấp cho người dùng tất cả các yếu tố cần thiết khi sử dụng tài nguyên số bao gồm mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,... Người dùng chủ động sử dụng mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting.
2.2. Truy cập mọi lúc mọi nơi (Broad network access)
Người dùng có thể truy cập vào tài khoản ĐTĐM và làm việc ở bất cứ nơi đâu và thời gian nào mà không bắt buộc tới văn phòng, đăng nhập vào máy chủ vật lý của công ty.
2.3. Hồ chứa tài nguyên (Resource pooling)
Các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM sẽ có các trung tâm dữ liệu với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.
2.4. Co giãn nhanh chóng (Rapid elasticity or expansion)
Dịch vụ cloud cho phép người dùng chủ động nâng cấp hoặc giảm lượng tài nguyên cần sử dụng theo nhu cầu của mình theo từng thời điểm.
2.5. Đo lường dịch vụ (Measured service)
Dịch vụ cloud có hệ thống ghi và báo cáo lưu lượng sử dụng của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể biết chính xác lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh thiết bị sử dụng
3. Cách phân loại trong Điện toán đám mây
Điện toán đám mây ảo được phân loại theo 2 nhóm chính là mô hình cung cấp và phương pháp triển khai. Dựa vào các phân loại này, người dùng sẽ lựa chọn được loại hình phù hợp với nhu cầu của mình.
3.1. Phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ ĐTĐM
Ba mô hình cung cấp của Cloud Computing bao gồm IaaS, PaaS và SaaS. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng như sau:
Infrastructure as a Service (IaaS)IaaS chuyên cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, HDD/SSD,...
Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng đã có một máy chủ ảo trên không gian đám mây để làm việc. Họ không cần phải quan tâm tới các khía cạnh khác như máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu nào, sử dụng mạng viễn thông nào,...
PaaS cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng mà không cần quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới, RAM, CPU,...
Software as a Service (SaaS)SaaA cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không am hiểu về các yếu tố kỹ thuật, cài đặt,...
3.2. Phân loại theo phương pháp triển khai ĐTĐM
Public Cloud
Public Cloud là hạ tầng ĐTĐM được dùng cho tất cả các khách hàng trên hạ tầng dùng chung của nhà cung cấp dịch vụ. Public Cloud phù hợp với khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, dữ liệu không yêu cầu bảo mật ở mức cao.
Private Cloud
Phục vụ cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng máy chủ ảo đám mây riêng, không chia sẻ với người ngoài. Mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp lớn vì họ có nhu cầu sử dụng máy chủ nhiều và muốn đảm bảo tính bảo mật cao.
Hybrid Cloud
Đây là loại hình kết hợp giữa public cloud và private cloud, cho phép người dùng lựa chọn cùng lúc các dịch vụ của 2 để phù hợp với từng nhu cầu của mình.
Community Cloud
Phục vụ các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu chia sẻ hạ tầng và dữ liệu cho những doanh nghiệp và cá nhân khác, nhằm mục đích chia sẻ thông tin nhanh chóng.
4. Lợi ích vượt trội của Điện toán đám mây
Điện toán đám mây càng ngày càng được sử dụng phổ biến hơn các mô hình khác như máy chủ ảo VPS, máy chủ vật lý bởi sở hữu những lợi ích vượt trội. Điển hình như:
4.1. Mang đến sự linh hoạt cho người dùng
ĐTĐM cho phép người dùng có thể truy cập để làm việc mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, người dùng có thể chủ động nâng cấp/giảm tài nguyên hoặc lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
4.2. Khả năng tự phục hồi sau sự cố
Mô hình ĐTĐM cơ chế dự phòng sao lưu thường xuyên trên mạng Internet. Nhờ đó, người dùng không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng bị mất đi khi gặp các sự cố trong quá trình sử dụng.
4.3. Chia sẻ dữ liệu
ĐTĐM cho phép chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet. Nhờ đó, những người dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể truy cập vào dữ liệu được chia sẻ và sử dụng.
4.4. Tiết kiệm chi phí
Người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí khi sử dụng máy chủ ảo đám mây vì họ chỉ phải trả tiền cho các dịch vụ và nhu cầu sử dụng của mình.
Thêm nữa, người dùng không phải tốn chi phí mua thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì như máy chủ vật lý, hay trả tiền cấu hình như với máy chủ ảo (VPS).
4.5. Đảm bảo an toàn, liên tục và tính bảo mật cao
Những đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ ảo uy tín sẽ có những trung tâm dữ liệu lớn, nơi có hệ thống máy chủ vật lý hiện đại. Cơ sở hạ tầng như điện, cáp quang, hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn sẵn sàng để đảm bảo không gây ra các gián đoạn cho người dùng.
Thêm nữa, điện toán đám mây được thiết kế bởi nhiều lớp bảo mật nên đảm bảo được tính bảo mật rất cao.