Cà rốt là một loại củ giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khi cà rốt bị mọc mầm thì có ăn được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tác dụng của cà rốt
Cà rốt là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cà rốt có nhiều màu sắc từ cam, trắng, vàng, tím,.... trong đó, cà rốt vàng hoặc cà rốt cam chứa hàm lượng beta-carotene. Vậy cà rốt có tác dụng gì với sức khỏe?
Giảm cân và giải độc gan
Với 87% thành phần là nước, cà rốt là lựa chọn tốt cho việc giảm cân, bạn có thể thêm cà rốt vào thực đơn của mình kết hợp với việc ăn uống khoa học, thể thao thường xuyên, thì cà rốt sẽ hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả, chất xơ trong cà rốt giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn.
Cà rốt không chỉ thơm ngon mà còn giúp giải độc gan, loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Bảo vệ mắt và tăng cường thị lực
Cà rốt chứa beta-carotene, một chất chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe của thị lực, đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng. Bên cạnh đó, nó cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như quáng gà hay đục thủy tinh thể.
Có lợi cho tim mạch
Cà rốt không chỉ cung cấp chất xơ, carotenoid và vitamin C, mà còn có khả năng giảm cholesterol. Đặc biệt, hàm lượng kali cao có trong cà rốt giúp đào thải lượng natri dư thừa khỏi cơ thể, từ đó giúp điều hòa huyết áp một cách tự nhiên.
Ngoài ra, cà rốt cung cấp các dưỡng chất giúp da khỏe mạnh và sáng hơn. Nó còn có lợi cho bệnh tiểu đường, tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng táo bón,...
Nguyên nhân làm cà rốt mọc mầm
Khi để cà rốt lâu không sử dụng thì khả năng cao cà rốt sẽ tự mọc mầmm bạn có thể thấy mầm nhỏ, sau đó từ mầm sẽ phát triể thành lá và rễ trắng mọc quanh củ. Khi bạn quản quản sai cách hay để cà rốt quá lâu thì thời gian nảy mầm có thể thay đổi, thông thường cà rốt có thể mọc mầm khoảng 14 ngày hoặc sớm hơn nếu có điều kiện và độ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn lưu trữ cà rốt ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh, quá trình này có thể kéo dài đến hơn một tháng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của cà rốt bao gồm:
Do củ cà rốt đã già
Cà rốt càng già thì càng dễ nảy mầm. Vì vậy, nếu bạn muốn cà rốt giữ được lâu, hãy chọn những củ còn tươi mới, có vỏ cứng và màu sắc tự nhiên, không bị hư hỏng hay trầy xước, tránh chọn những củ đã quá già vì nếu không kịp sử dụng có thể làm cà rốt nảy mầm.
Điều kiện bảo quản không sai cách
Ở môi truòng ẩm ướt và có ánh sáng nhiều chính là môi trường lý tưởng để cà rốt mọc mầm nhanh. Để ngăn chặn điều này, hãy bảo quản cà rốt ở nơi tối và mát mẻ. Cà rốt bạn nên cắt phần lá xanh, cho cà rốt vào trong giấy báo rồi cuộn lại, tiếp đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Tuy nhiên, việc bỏ cà rốt trong tủ lạnh tuy giúp cà rốt tươi lâu hơn và kéo dài thời gian mọc mọc nhưng việc để cà rốt quá lâu thì không nên, bạn nên mua đủ số lượng cà rốt cần dùng, có thể bảo quản 2- 3 ngày, tránh mua quá nhiều.
Do cà rốt đã được sơ chế
Một lý do khiến cà rốt nảy mầm nữa đó chính là củ cà rốt đã cắt sẵn, đều này khiến nó sẽ mất đi độ ẩm nhanh chóng, làm tăng khả năng nảy mầm. Do đó, nếu bạn đã cắt cà rốt, nên sử dụng ngay để tránh việc mọc mầm sớm.
Có ăn cà rốt mọc mầm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức cà rốt mọc mầm mà không phải lo lắng về độc tố. Không có cảnh báo tiêu chảy, đau bụng, hay ngộ độc thực phẩm như khi bạn ăn một số loại củ mọc mầm khác, ví dụ như khoai tây.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng cà rốt mọc mầm vẫn chứa nhiều chất xơ nhưng nó không ngọt như vốn có. Không chỉ hương vị mà cả hàm lượng vitamin, khoáng chất đã giảm đi khá nhiều. Để đảm bảo hương vị và dưỡng chất tốt nhất, bạn nên ăn cà rốt tươi vừa được thu hoạch.
Cách dùng cà rốt nảy mầm
Khi cà rốt bắt đầu mọc mầm, bạn có thể sử dụng một số mẹo nhỏ để giữ chúng vẫn tươi ngon và bổ dưỡng. Một cách đơn giản là ngâm cà rốt trong thau đá lạnh trong khoảng thời gian ngắn, điều này giúp cà rốt trở lại độ tươi và cứng trở lại.
Vì cà rốt mọc mầm có thể hương vị không được như ban đầu, nên thay vì ăn sống, ép nước cà rốt, hấp cà rốt hoặc luộc cà rốt, bạn có thể chế biến chúng thành các món hầm hoặc nấu canh. Việc sử dụng các loại gia vị và các nguyên liệu khác cũng sẽ giúp tăng hương vị của món ăn và cả cà rốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, cà rốt mọc mầm vẫn có thể tiêu thụ, nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn cà rốt từ 2- 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 50g.
Việc ăn cà rốt quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc do tăng nồng độ methemoglobin trong máu. Khi carotene tích tụ trong gan, làm da chuyển màu vàng và cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết nếu bạn ngừng ăn cà rốt.
Khi nào cà rốt mọc mầm không nên tiêu thụ?
Cà rốt mọc mầm tùy tình trạng củ cà rốt mà có thể dùng có thể không nên dùng, vì dụ nếu cà rốt mới mọc mầm mà củ cà rốt vẫn còn tươi mới, không bị khô, nhão hay thối rửa thì bạn có thể sử dụng, nhưng nếu củ cà rốt có dấu hiệu hư hỏng thì bạn nên bỏ đi, không nên dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là cà rốt bị mọc mầm lâu ngày, chỗ mốc có thể hình thành độc tố, mắt thường có thể quan sát được nên những củ như vậy bạn nên bỏ đi.
Bên cạnh đó, nếu củ cà rốt mọc mầm mà không nguyên vẹn thì bạn có thể dùng nó ươm trồng chứ không nên ăn. Những người có hệ tiêu hóa yếu, trẻ em thì không nên ăn cà rốt mọc mầm.
Nói chung, tốt nhất bạn nên ăn cà rốt khi còn tươi, sạch, mới thu hoạch.
Ăn cà rốt mọc mầm có rủi ro gì?
Cà rốt mọc mầm thì có thể sử dụng, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe như:
Nguy cơ nhiễm khuẩn
Cà rốt mọc mầm cũng tiềm ản khả năng chứa các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa như E. coli, salmonella, và listeria. Vậy nên, ban nên cẩn trọng khi sử dụng nó.
Rối loạn tiêu hóa
Solanine là một chất có trong mầm cà rốt, tuy với hàm lượng nhỏ nhưng nếu bạn ăn nhiều nó có thể khiến người ăn bị các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn...