Gừng là một loại thảo dược phổ biến trên khắp nước ta, không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn được sử dụng như 1 vị thuốc.
Những lợi ích của gừng
Gừng là một loại thảo dược phổ biến trên khắp nước ta, không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn được sử dụng như 1 vị thuốc. Trong thành phần hóa học của gừng, chúng ta có thể tìm thấy 2-3% tinh dầu với các hợp chất hydrocarbon sesquiterpen chiếm phần lớn như B-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%), cùng với một số lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu trong gừng chứa khoảng 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Trong nhóm chất cay, zingeron, shogaol và zingerol là những thành phần chính.
Nhờ những thành phần đó, gừng đã được coi là một loại thảo dược có thể giúp điều trị nhiều bệnh như viêm khớp, ho, cảm cúm, đau bụng kinh, nâng cao miễn dịch... , gừng còn là một gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn được nhiều người ưa chuộng.
Có lợi cho người bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí thực phẩm Dân tộc đã làm rõ rằng việc sử dụng gừng có thể giảm mức A1C và lượng đường trong máu lúc đói. Mức A1C là xét nghiệm đo đường huyết trung bình trong vài tháng, đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu khác trên tạp chí chất dinh dưỡng Hoa Kỳ được công bố, đã đề xuất rằng gừng có cơ chế đặc biệt giúp kiểm soát đường huyết. Gừng có khả năng ức chế các enzyme liên quan đến chuyển hóa carbohydrate, cũng như cải thiện các thông số sinh hóa máu và cấu hình lipid. Cơ chế này có tiềm năng mang lại lợi ích cho những người đang cố gắng điều chỉnh mức đường huyết của mình.
Đối với cách gừng quản lý đường huyết là nhờ có thành phần chính là gingerols, được cho là có khả năng thúc đẩy sự hấp thụ glucose vào tế bào cơ độc lập với insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết cao, theo thông tin từ tạp chí nghiên cứu dược phẩm Iran.
Gừng không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa và chữa trị nhiễm trùng cảm lạnh và cúm, mà còn hỗ trợ những người bị hen suyễn. Đặc biệt, gừng còn được cho là có khả năng chống viêm mạnh. Ngoài ra, gừng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, ngoài tiềm năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Khả năng chống viêm
Gừng còn được biết đến với đặc tính chống viêm, có thể làm dịu cơn đau do cả mãn tính và cấp tính. Trong gừng chứa các tinh dầu giúp chống viêm và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Gừng còn chứa các chất hoạt tính sinh học có tác dụng ngăn cản sự tạo ra của leukotrienes - những chất gây đau nhức, và gingerol - một chất chống viêm, cũng như ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác.
Điều này giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.
Cải thiện triệu chứng của dạ dày
Giảm nhẹ các triệu chứng về dạ dày là lợi ích mà gừng mang lại, gừng đã từ lâu trở thành một phương pháp để giảm đau bao tử và cải thiện tiêu hóa. Gừng không chỉ giúp giảm buồn nôn mà còn giảm các cơn đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, gừng cũng mang lại lợi ích trong việc giảm triệu chứng say tàu xe, cảm giác đầy bụng và ốm nghén ( bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng)
Giúp giải cảm lạnh
Trong y học cổ truyền, gừng được coi là một loại thảo dược có tính nóng, vị cay, gừng có khả năng tán hàn, ôn trung, giải độc…
Gừng có mùi và vị riêng biệt nhờ các loại dầu thiên nhiên trong nó, trong đó gingerol là chất quan trọng nhất. Gingerol cũng là chất có hoạt tính sinh học chủ yếu trong củ gừng. Theo nhiều nghiên cứu, gingerol có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm, giảm đau và tiêu sưng. Từ xưa, gừng là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian, được dùng để cải thiện tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn, giảm đầy bụng, khó tiêu, kích thích cảm giác ngon miệng và giúp trị cảm, đẩy lùi bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường một cách hiệu quả.
Gừng nên ăn cả vỏ hay gọt vỏ? Ăn gừng cả vỏ có tốt không?
Gừng thường chỉ được sử dụng theo thói quen, mà không mấy người hiểu rõ về cách tận dụng gừng một cách đúng đắn. Vấn đề có nên ăn gừng cả vỏ hay không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Câu trả lời phụ thuộc vào mục đích sử dụng gừng cụ thể.
Theo quan điểm Đông y, phần vỏ gừng có đặc tính hàn, vị cay nồng, giúp lợi tiểu và tiêu sưng. Còn phần thịt gừng có đặc tính ấm và vị hăng. Hai thành phần này kết hợp tạo nên một cặp thuộc tính âm dương cân bằng và bổ trợ lẫn nhau.
Trường hợp có thể ăn vỏ gừng khi sử dụng
Vỏ gừng mang lại lợi ích lợi nước, lợi tiểu, giúp giảm sưng. Đối với những người bị phù thũng, việc ăn gừng cả vỏ có thể là lựa chọn hợp lý.
Khi chiế biến các món ăn, việc ăn gừng cả vỏ có thể duy trì sự cân bằng giữa tính chất dược giữ gừng và vỏ, nguy cơ nóng cũng được giảm đi. Đồng thời, đối với những biểu hiện như phù nề, táo bón, hôi miệng, việc ăn gừng cả vỏ được xem là có lợi.
Trường hợp cần gọt vỏ gừng khi sử dụng
Việc gọt vỏ gừng là cần thiết với một số người hay một số thực phẩm nhất định, nhất là khi sử dụng cho những người có tỳ, vị hư nhược. Đối với các món ăn có tính hàn như khổ qua, cần tây, cua,... cần gọt vỏ gừng để cân bằng tính hàn của chúng.
Khi đối mặt với các tình trạng như cảm mạo, phong hàn, việc sử dụng gừng đã được gọt vỏ nấu với đường nâu có thể giúp trị cảm. Trong trường hợp điều trị nôn mửa, đau dạ dày, cũng nên sử dụng gừng đã được gọt vỏ.
Những người nên tránh tiêu thụ gừng
Mặc dù gừng là một thảo dược có lợi và gia vị phổ biến, nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi dùng gừng. Các trường hợp sau đây là những trường hợp mà việc ăn gừng nên được hạn chế:
Giới hạn sử dụng vào buổi tối
Gừng có công dụng kích thích lưu thông máu và cải thiện quá trình tiêu hóa. Việc ăn gừng vào buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vì tính nóng của gừng, nên tránh ăn gừng vào buổi tối để tránh gây khó chịu.
Không ăn gừng đã nảy mầm
Khi gừng đã nảy mầm, giá trị dinh dưỡng giảm đáng kể và có thể xuất hiện các chất có hại.
Nước gừng kết hợp với đường nâu chỉ dành cho trường hợp bị cảm lạnh hoặc phong hàn, không dùng để điều trị say nắng, say nóng, sốt cao, đau bao tử, đại tràng và các tình trạng nôn mửa khác.
Cách dùng gừng mang lại kết quả tốt nhất
Về cách sử dụng gừng để đạt hiệu quả tốt nhất, có thể thực hiện theo những phương pháp sau đây:
- Nghiền nhuyễn gừng tươi và pha nước sôi, nên uống vào buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy.
- Dùng bình thủy tinh cho 5-6 lát gừng mỏng với nước nóng vào, ủ nước, sau đó sử dụng nhiều lần trong ngày.
- Vậy nên, liệu có lợi khi ăn cả vỏ gừng không, đòi hỏi sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng về tác động của nó đối với sức khỏe.