Cá hồi là một loại cá ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên liệu người bị bệnh gout có được ăn cá hồi không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp. Thường thì vết sưng do bệnh gout bắt đầu ở ngón chân, ngón chân hoặc các chi dưới. Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ axit uric quá cao, do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, dẫn đến thận không lọc được axit uric từ trong máu. Axit uric không có hại và được loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng tiểu tiện và đại tiện. Nhưng ở người bệnh gout thì lượng axit uric đã tích tụ, khi nó tăng quá cao sẽ xuất hiện các thinh thể nhỏ của axit uric và nó tập trung ở khớp làm đau nhức, sưng viêm.
Dù gout có thể gây căng thẳng, đau đớn, mất ngủ, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Công dụng của cá hồi
Cá hồi không chỉ là món ăn ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời khi bạn thường xuyên sử dụng cá hồi:
- Omega-3: Cá hồi chứa hàm lượng omega-3 cao, giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và có tác dụng chống viêm. Mỗi 100g cá hồi cung cấp khoảng 2,3g omega-3.
- Chất đạm: Thịt cá hồi giàu protein, hỗ trợ chấn thương nhanh hồi phục, có lợi cho xương và duy trì cơ bắp khi bạn ăn kiêng hay do quá trình lão hóa. Trong 100g cá hồi có thể bổ sung cho cơ thể từ 22 đến 25g protein.
- Các loại vitamin và khoáng chất: Cá hồi cung cấp nhiều vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B12 và các khoáng chất hữu ích giúp giảm viêm và duy trì sức khỏe.
- Kali: Cá hồi hoang dã có hàm lượng kali dồi dào, đây là khoáng chất có khả năng kiểm soát huyết áp.
- Selen: Cá hồi cung cấp khoảng 59-67% nhu cầu selen trong 100g thịt cá.
- Cá hồi hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và bảo vệ mắt khỏi các vấn đề liên quan.
- Cá hồi có lợi cho xương khớp và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Cá hồi giúp cải thiện tình trạng tâm lý và giảm triệu chứng trầm cảm, mất ngủ.
- Cá hồi có lợi cho làn da
Thịt cá hồi thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Người bị bệnh gout có ăn được cá hồi không?
Cá hồi được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ xương khớp, giảm sưng và viêm. Điều này làm cho nhiều người thắc mắc liệu người mắc bệnh gout có thể ăn cá hồi hay không?
Điều bạn cần lưu ý ở đây là cá hồi tuy có những lợi ích cho xương khớp, nhưng cá hồi cũng chứa nhiều purin, một chất có thể chuyển hóa thành acid uric và gây ra các cơn đau khớp cấp. Đây là điều khiến những người bị gout phải cẩn trọng khi tiêu thụ cá hồi.
Theo các chuyên gia, người bị bệnh gout không nên ăn cá hồi trong bữa ăn hằng ngày hoặc chỉ tiêu thụ với số lượng rất nhỏ, điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe hay tình trạng bệnh của mỗi người. Trong 100g cá hồi chứa khoảng 150 - 825 mg purin. Nếu nồng độ acid uric trong máu của bạn từ 400 - 500 mmol/l, bạn chỉ tiêu thụ ăn khoảng 50 - 100 mg purin mỗi ngày. Những người mắc gout cấp tính hoặc có chỉ số acid uric trên 500 mmol/l thì nên loại bỏ hẳn cá hồi trong việc ăn uống.
Người bị bệnh gout có ăn được cá hồi không điều đó còn dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, tốt nhất là hạn chế hoặc tránh ăn cá hồi nếu có thể. Tóm lại, nếu bạn đã bị gout thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn cá hồi, họ sẽ cho bạn các lời khuyên cụ thể tùy vào bệnh tình của bạn.
Các loại cá người bị bệnh gout nên và không nên ăn
Bị bệnh gout thì bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và lựa chọn cho phù hợp, tuy không thể ăn cá hồi thì bạn hoàn toàn có thể chọn các loại cá lành mạnh, có mức purin thấp.
Các loại cá có thể ăn
Một số loại thực phẩm có thể gây ra bệnh gout và làm gia tăng các cơn đau khớp, nên bạn cần lựa chọn thực phẩm một cách thông minh.
Cá là một nguồn thực phẩm quen thuộc, giàu protein, vitamin, và omega-3,... được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cá đều phù hợp cho người bệnh gout, vì một số loại cá chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Dưới đây là một số loại cá béo mà người bệnh gout có thể ăn an toàn:
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá rô
- Cá lóc - cá quả
- Cá thu
- Cá diêu hồng
Những loại cá này giúp người bị bệnh gout tránh những cơn đau, bạn nên ăn 1-2 lần/ tuần, ưu tiên chế biến bằng cách hấp, nướng, nấu canh, tránh chế biến nhiều dầu mỡ . Tuy nhiên, khi lựa chọn cá, cần chú ý đến lượng thủy ngân. Thông thường, các loại cá lớn có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với các loại cá nhỏ.
Các loại cá không nên ăn
Lượng purin trong cá là điều bạn cần quan tâm. Nên chọn các loại cá có hàm lượng purin dưới 100 mg/100 g khẩu phần và mỗi tuần chỉ nên tiêu thụ cá khoảng 1-2 lần. Các loại cá nhiều purin như cá cơm, cá mòi, và cá ngừ... thì bạn không nên ăn vì chúng dễ gây tăng nồng độ acid uric và gây đau đớn.
Bằng cách chọn lựa cá một cách thông minh và tiêu thụ điều độ, người bệnh gout có thể tận hưởng các lợi ích dinh dưỡng của cá mà không lo ngại về các cơn đau khớp.
Những người bệnh gout cần lưu ý
Bệnh gout là một tình trạng viêm khớp thường gặp Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Tránh uống rượu và bia
Các loại cồn như bia, rượu này, cùng các loại đồ uống nhiều đường như nước ngọt, nước có gas, nước tăng lực, nước trái cây... có thể khiến bệnh tình nặng hơn, nên bạn cần tránh các thức uống này.
Tránh các loại rau củ chứa nhiều purin
Không chỉ có hải sản, cá, thịt... chứa nhiều purin, mà các loại rau như cải xoăn, đậu xanh, đậu đen, lạc, su hào... cũng là những loại rau củ quả giàu purin mà người bị bệnh gout cần tránh.
Hạn chế ăn hải sản
Những loại hải sản thường có lượng purin cao, đặc biệt là nghêu, ốc, cá ngừ, cá trích,... nên khi bị bệnh gout bạn cần tránh ăn loại hải sản, nhất là nhóm hải sản có purin cao.
Tránh thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt heo... có thể tăng lượng axit uric do đây đều là các loại thịt giàu protein, cũng như nó có thể khiến các nhân purin trong các loại thịt này chuyển thành axit uric. Nên bạn chỉ ăn một lượng nhỏ, mỗi tuần khoảng 1-2 lần, mỗi lần tối đa 100g/ ngày.
Nội tạng động vật như gan, lòng, dạ dày, tim,... cũng là những bộ phận bạn cần tránh tiêu thụ vì nó có lượng purin cao.
Thịt gia cầm như thịt gà, thịt ngỗng cũng cần tránh,
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm được chế biến sẵn không phù hợp cho người bị bệnh gout, như thịt xông khói, xúc xích, nem, lạp xưởng.... bạn nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên lành mạnh và tươi sống.
Những thực phẩm tốt cho người bị gout
Khi bạn bị gout, việc chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh gout:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Bưởi, cam, dứa, chanh, dâu tây... cung cấp vitamin C tốt cho người bệnh, giúp giảm nồng độ acid uric, chống oxy hóa cũng như chống viêm
- Uống đủ nước, uống trà xanh và cà phê: Uống nước giúp đào thải acid uric. Uống cà phê tách caffeine thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Trong khi trà xanh lại giúp giảm axit uric
- Ưu tiên dầu nguồn gốc thực vật
- Ăn thịt ức gà, hay thịt trắng
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Bí đỏ, cải bẹ xanh, dưa chuột, cần tây...
Nhớ tuân thủ chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát bệnh gout một cách hiệu quả.