Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là những hoạt động giải trí do người dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với đặc điểm của nền văn minh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, người nông dân sẽ có một khoảng thời gian nhàn rỗi.
Đây là lúc họ tổ chức các hoạt động vui chơi, để vừa nghỉ ngơi, thư giãn và vừa tạo động lực cho vụ mùa sắp tới. Đặc biệt, những trò chơi mang đậm tính chất cộng đồng này còn giúp tăng sự kết nối giữa người với người. Dần dần, điều này tạo thành một tập tục; hay còn được gọi là các trò chơi dân gian. Những trò chơi này không chỉ mang vẻ đẹp của truyền thống văn hoá mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia.
Các trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp lễ của đất nước. Mặc dù các trò chơi ít được phổ biến, nhưng ở các trường mầm non thì thầy cô vẫn tổ chức cho các bé chơi thường xuyên. Vì các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này vừa đơn giản dễ chơi, vui nhộn lại vừa bổ ích; giúp trẻ rèn luyện thêm nhiều kỹ năng đời sống.
6. Kéo cưa lừa xẻ
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi này sẽ giúp bé rèn luyện được thể lực cũng như sự khéo léo để lừa đối thủ mình.
Cách chơi:
- Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau.
- Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
- Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
- “Kéo cưa lừa xẻ.
Ông thợ nào khỏe.
Về ăn cơm vua.
Ông thợ nào thua.
Về bú tí mẹ.
Hoặc:
“Kéo cưa lừa xẻ.
Làm ít ăn nhiều.
Nằm đâu ngủ đấy.
Nó lấy mất của.
Lấy gì mà kéo.”