Nhận diện được nhu cầu thông tin của cá nhân; triển khai các chiến lược tìm tin, định vị và truy cập được thông tin; đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng; lưu trữ, quản lý và tổ chức thông tin; sử dụng thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật
1. Xác định nhu cầu thông tin và dữ liệu
Nhận biết được mình cần có phải có thông tin hoặc dữ liệu gì để hoàn thành một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một vấn đề đặt ra
1.1 Kiến thức
- Mô tả và diễn giải được vấn đề cần giải quyết để định hướng tìm kiếm thông tin.
- Nhận diện được nhu cầu thông tin cá nhân để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Lý giải được tầm quan trọng của đặt câu hỏi để định hướng tìm kiếm thông tin
- Mô tả cách thông tin được tạo ra và xuất bản, thông tin từ nguồn nào ra và thông tin thay đổi như thế nào qua thời gian.
- Phân biệt được đặc điểm của nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp.
- Xác định được loại thông tin nào mình cần, lượng thông tin ở mức độ nào, các tiêu chí căn bản để lựa chọn nguồn thông tin.
- Tổng hợp nhu cầu thông tin và phản hồi về nhu cầu thông tin.
- Tổng hợp kiến thức để nâng cao hiểu biết, hỗ trợ người khác thực hành và giải quyết nhu cầu thông tin cá nhân.
- Đề xuất các ý tưởng và các quy trình mới cho việc phân tích nhu cầu thông tin cá nhân, tổ chức
1.2 Kỹ năng
- Vận dụng quy trình phân tích vấn đề để tìm ra các yêu cầu về thông tin cho vấn đề đặt ra.
- Đặt câu hỏi tìm kiếm thông tin chính xác và tường minh theo chủ đề quan tâm.
- Vẽ bản đồ tư duy để minh họa cây tri thức về vấn đề đang quan tâm, qua đó làm cơ sở cho chiến lược tìm kiếm thông tin hiệu quả.
- Lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình phân tích nhu cầu, khai thác và sử dụng thông tin.
- Hướng dẫn người khác xác định và phân tích nhu cầu thông tin.
- Cải tiến các phương pháp nhận diện phân tích nhu cầu thông tin hiện có để tối ưu hơn.
- Tạo ra các pháp phương pháp hữu ích liên quan tới việc nhận diện, phân tích nhu cầu thông tin trong môi trường số
1.3 Phẩm chất
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Linh hoạt về nhận thức
- Phán đoán và ra quyết định
2. Tìm kiếm thông tin và dữ liệu
Xây dựng chiến lược tìm kiếm thông tin trong môi trường kỹ thuật số, lựa chọn các công cụ tìm kiếm thông tin hiệu quả, tạo lập được các hệ thống từ khóa để tìm kiếm thông tin, khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong môi trường số
2.1 Kiến thức
- Mô tả và xác định được các loại nguồn tin khác nhau và bối cảnh sử dụng chúng.
- Mô tả được cách để truy cập thông tin.
- Xác định và giải thích các chiến lược tìm kiếm thông tin hiệu quả mà cá nhân hay sử dụng.
- Lý giải tầm quan trọng của các loại từ khóa trong tìm kiếm thông tin hiệu quả.
- Giải thích được ý nghĩa của các toán tử được sử dụng phổ biến trong các máy tìm kiếm.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa tổ chức thông tin và tìm kiếm thông tin trong thư viện và trên Internet.
- Nhận diện được các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tìm kiếm thông tin.
- Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau cũng như cách thức vận hành của các công cụ tìm kiếm phổ biến.
- Tích hợp kiến thức cá nhân để đóng góp tri thức ứng dụng thực tiễn trong việc tìm kiếm và lọc thông tin.
- Đề xuất các ý tưởng và các quy trình mới cho tìm kiếm và khai thác thông tin trong một lĩnh vực cụ thể
2.2 Kỹ năng
- Sử dụng các công cụ sẵn có để tổ chức tìm thông tin mình cần trong môi trường số.
- Tạo lập được bộ từ khóa và sử dụng chúng để tìm kiếm thông tin.
- Xây dựng chiến lược tìm kiếm linh hoạt để tìm kiếm được thông tin mình cần trong môi trường số.
- Điều chỉnh chiến lược tìm kiếm một cách linh hoạt để tìm được thông tin phù hợp nhất trong môi trường số.
- Kết hợp linh hoạt giữa tìm kiếm thông tin qua các máy tìm kiếm và trong thư viện.
- Vận dụng các toán tử trong tìm kiếm thông tin nâng ca
- Hướng dẫn người khác tìm kiếm thông tin hiệu quả trong môi trường số.
- Chỉ cách truy cập tới thông tin và lấy được thông tin mình cần.
- Tạo ra các giải pháp cho tìm kiếm thông tin, truy cập thông tin số một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề đặt ra.
2.3 Phẩm chất
- Hướng dẫn người khác xác định và phân tích nhu cầu thông tin.
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Linh hoạt về nhận thức
- Phán đoán và ra quyết định
3. Đánh giá thông tin và dữ liệu
Nhận biết tầm quan trọng của đánh giá thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp để đánh giá và lựa chọn thông tin tốt nhất, phù hợp nhất để giải quyết vấn đề hoặc nhiệm vụ đặt ra
3.1 Kiến thức
- Nêu được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá thông tin trước khi sử dụng.
- Mô tả được các bước của việc thẩm định và đánh giá thông tin
- Mô tả được tiêu chí đánh giá thông tin cho các loại hình thông tin khác nhau.
- Mô tả được các đặc điểm của tin giả trong môi trường số.
- Nhận diện được các yếu tố tác động việc phân tích và đánh giá thông tin trong môi trường số.
- Tích hợp kiến thức cá nhân với kiến thức sẵn có để tạo ra tri thức mới, làm cơ sở hướng dẫn những người khác phân tích và đánh giá các nguồn thông tin số.
- Đề xuất các ý tưởng và các quy trình mới cho việc đánh giá các nguồn thông tin số
3.2 Kỹ năng
- Lựa chọn được công cụ và tiêu chí đánh giá thông tin phù hợp với nguồn thông tin.
- Tìm ra nguồn gốc thông tin, mục đích của việc tạo lập và phát tán thông tin.
- Xác định được thời điểm thông tin được tạo ra, tính cập nhật của thông tin.
- Phát hiện và có hành động ứng phó phù hợp với tin giả.
- Tìm và phát hiện ra được mối liên quan của thông tin đang xem xét với các nguồn thông tin khác trong môi trường số.
- Kiểm tra tính xác thực và tin cậy của các nguồn thông tin số.
- Hướng dẫn người khác đánh giá tính xác thực và tin cậy của các nguồn thông tin số khác nhau.
- Tạo ra các giải pháp hoặc tiêu chí cho việc đánh giá tính xác thực và tin cậy của nguồn thông tin
3.3 Phẩm chất
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Linh hoạt về nhận thức
- Phán đoán và ra quyết định
4. Quản lý và lưu trữ thông tin và dữ liệu
Nhận biết được vai trò của quản lý và lưu trữ thông tin trong việc sử dụng và khai thác thông tin. Ứng dụng công nghệ trong việc tổ chức, sắp xếp và lưu trữ thông tin số
4.1 Kiến thức
- Liệt kê được các phần mềm phổ biến sử dụng cho quản lý và lưu trữ thông tin số.
Mô tả và so sánh các tính năng của các phần mềm quản lý và lưu trữ thông tin số. - Mô tả và so sánh các dịch vụ lưu trữ trực tuyến dùng cho cá nhân.
- Phân tích được những lợi ích của việc tổ chức, sắp xếp và lưu trữ thông tin, chỉ ra những nguy cơ nếu không tổ chức quản lý thông tin.
- Xác định được các cách để tổ chức, lưu trữ và truy xuất thông tin hiệu quả trong môi trường số.
- Nhận diện được cách thức tổ chức thông tin theo phương thức đơn giản trong một môi trường có cấu trúc.
- Tích hợp kiến thức cá nhân để đóng góp tri thức vào lĩnh vực quản lý và lưu trữ thông tin, dữ liệu.
- Đề xuất các ý tưởng và các quy trình mới cho hoạt động quản lý và tổ chức thông tin
4.2 Kỹ năng
- Lựa chọn thông tin để tổ chức, lưu trữ và truy xuất một cách thường xuyên trong môi trường số.
- Tổ chức và lưu trữ thông tin trên thiết bị số để dễ dàng truy xuất và sử dụng thông tin.
- Thực hành tổ chức và lưu trữ thông tin trên nền tảng điện toán đám mây để dễ dàng truy xuất và sử dụng thông tin.
Sắp xếp và tổ chức thông tin một cách có cấu trúc và trật tự trong môi trường số. - Xây dựng kỹ năng và thói quen trong việc thường xuyên tổ chức và lưu trữ thông tin.
- Lựa chọn và cài đặt các phần mềm quản lý và lưu trữ thông tin trên thiết bị số.
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý và lưu trữ thông tin thường xuyên.
- Hướng dẫn người khác cách thức tổ chức, lưu trữ và truy xuất thông tin trong môi trường số.
- Hướng dẫn người khác cài đặt và sử dụng phần mềm quản lý và lưu trữ thông tin.
- Tạo ra các giải pháp hoặc phương thức cho việc tổ chức và \lưu trữ thông tin số
4.3 Phẩm chất
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Linh hoạt về nhận thức
- Phán đoán và ra quyết định
5. Sử dụng, phân phối thông tin và dữ liệu
Sử dụng và phân phối thông tin phù hợp với đạo đức và đúng pháp luật. Nhận biết được tầm quan trọng và thực thi việc trích dẫn nguồn thông tin rõ ràng, sử dụng thông tin có sự đồng ý của tác giả, phòng tránh đạo văn và sử dụng thông tin không làm ảnh hưởng đến người khác.
5.1 Kiến thức
- Mô tả được các quy tắc trong trích dẫn và làm tài liệu tham khảo
- Phân biệt các hình thức đạo văn phổ biến và cách phòng tránh đạo văn.
- Nêu được các yêu cầu và nguyên tắc của việc sử dụng và chia sẻ thông tin không làm ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức có liên quan.
- Phân tích hậu quả của hành vi đạo văn, giá trị của thông tin đối với người tạo ra nó.
- Phân tích tầm quan trọng bản quyền, quyền tác giả và sở hữu trí tuệ trong môi trường số.
- Lý giải việc sử dụng và chia sẻ thông tin phải được sự đồng thuận của chủ sở hữu hoặc tác giả.
- Đưa ra những quan điểm riêng và đánh giá của cá nhân về vấn đề mà thông tin đang đề cập.
5.2 Kỹ năng
- Lựa chọn và áp dụng thông tin để hoàn thành các bài tập công việc được giao
- Liệt kê và mô tả được các thông tin về một tài liệu cần trích dẫn.
- Trích dẫn tài liệu khi viết các bài nghiên cứu, áp dụng các cách trích dẫn linh hoạt trong bài viết.
- Sử dụng các công cụ miễn phí để trích dẫn tài liệu đúng cách.
- Vận dụng các chỉ dẫn để sử dụng thông tin không làm ảnh hưởng đến người người khác, sử dụng thông tin phù hợp đạo đức.
- Vận dụng các quy định của pháp luật trong việc sử dụng và phân phối thông tin.
- Phát hiện tin giả và có các hành động cụ thể để hạn chế tin giả.
- Áp dụng các phương thức phòng chống đạo văn vào hoạt động học tập và nghiên cứu
5.3 Phẩm chất
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Linh hoạt về nhận thức
- Phán đoán và ra quyết định