Trà là một loại thức uống chương vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số người gặp phải tình trạng bị say trà, cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp khác phục tình trạng này nhé.
Say trà là gì?
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long... Một số nước, trà thậm chí còn trở thành biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật.
Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1. Uống trà là một thói quen lành mạnh và mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng trà một cách thoải mái. Một số người có thể trải qua tình trạng "say trà" khi uống trà. Vậy, hiện tượng say trà là gì?
Trà chứa nhiều dưỡng chất có lợi, trong đó bao gồm 3 chất như theanine, catechin và caffeine. Say trà xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều trà đặc trong một khoảng thời gian ngắn, gây ra sự thay đổi về thể chất, tinh thần, và cảm xúc, nó cũng giống như tình tạng bạn say rượu hoặc say cà phê.
Say trà thường gặp ở những người có thể trạng kém, là nữ giới, trẻ em, và những người mới bắt đầu uống trà. Tuy nhiên, người có thói quen uống trà cũng có thể trải qua tình trạng này khi họ chọn loại trà đặc hơn, pha trà đặc hơn hoặc do lâu ngày không uống trà và sau đó uống lại.
Nguyên nhân gây ra tình trạng say trà
Tình trạng say trà có thể xảy ra ở cả những người mới tập uống trà và người uống trà thường xuyên. Nguyên nhân của hiện tượng say trà này thường xuất phát từ việc uống trà không đúng cách.
- Do việc tiêu thụ trà quá nhiều, uống trà quá đậm đặc, uống quá nhiều trong một lần uống
- Bạn sử dụng lá trà mới hái nên chứa nhiều dưỡng chất và nhiều dược chất hơn.
- Có khả năng bạn đã chọn loại trà có chứa đầy đủ ba chất có thể gây say trà, bao gồm theanine, catechin và caffeine.
- Do thói quen uống trà nhạt, ví dụ như bình thường bạn hay dùng trà lên men cao như trà đen, sau đó bạn chuyển sang uống trà được lên men thấp hơn như lục trà, bạch trà.
Say trà cũng có thể làm trào ngược axit, làm ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Biểu hiện và triệu chứng say trà
Một số triệu chứng khi say trà như:
- Những người bị say trà thường trải qua các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực và đổ mồ hôi tay.
- Một số người, khi bị say trà cũng có thể cảm thấy phấn khích và lâng lâng.
- Trong trường hợp say trà nặng hơn, có thể gặp phải tình trạng như hạ lượng đường trong máu hoặc thậm chí ngất xỉu.
Tuy việc say trà không gây cảm giác không thoải mái như say rượu và thường say trong một thời gian ngắn, không kéo dài quá lâu, các triệu chứng say trà thường giảm dần và hoàn toàn biến mất sau khoảng 2-3 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng say trà, nên hạn chế việc lái xe, vì lúc này cơ thể phản ứng chậm hơn, gây khó khăn trong xử lý các tình huống giao thông. Người bị say trà nặng có thể đối mặt với nguy cơ ngất xỉu, đặc biệt là khi đang lái xe, gây rủi ro không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người tham gia giao thông.
Cách khắc phục tình trạng say trà
Để giúp tình trạng say trà nhanh chóng tan biến, bạn có thể bổ sung những thực phẩm và thức uống sau:
Trà gừng
Khi say trà có những biểu hiện liên quan đến đường ruột thì bạn có thể bổ sung trà gừng. Bạn bị chóng mặt có thể là do nước trà làm ảnh hưởng tới đường ruột. Bạn có thể pha một tách trà gừng bằng cách cho 1-2 lát gừng mỏng vào ly nước sôi, sau đó cho một ít mật ong hòa vào và uống.
Thịt
Thực phẩm có lợi cho tình trạng say trà là thịt, nó sẽ giúp bạn thoải mái và tạo cảm giác no.
Nước dừa
Khi bị say trà, bạn nên uống thêm nước nhiều để giúp đào thải các thành phần làm bạn say nhanh chóng ra ngoài bằng đường tiểu. Có thể dùng nước lọc, nhưng uống nước dừa sẽ thúc đẩy quá trình này tốt hơn so với nước lọc.
Trong khi say trà 1 quả dừa là lựa chọn tốt để giúp bạn xoa dịu tình trạng say trà.
Ăn kẹo
Bạn có thể ăn vài viên kẹo ngọt để giảm tình trạng say trà, nhờ kẹo có nhiều đường, nên khi ăn nó sẽ giúp tăng đường huyết và cải thiện tình trạng say trà này.
Nghỉ ngơi
Nếu bạn đã bị say trà nhẹ, thì tốt nhất bạn nên nằm nghỉ ngơi, cũng có thể xoa bóp thái dương, xoa tay chân để giảm cảm giác khó chịu do say trà gây ra.
Lưu ý khi uống trà
Uống trà là một thói quen lành mạnh, tuy nhiên bạn cũng cần uống đúng cách và đúng liều lượng, một số lưu ý bạn cần nhớ khi uống trà:
- Không uống trà quá nhiều trong một lần uống, không uống trà quá đậm đặc
- Người bị bệnh huyết áp và tim mạch không nên uống trà hoặc cần được bác sĩ tư vấn trước khi uống trà
- Không uống trà khi bị sốt cao
- Người bị khó ngủ, mất ngủ, suy nhược thần kinh không nên uống trà vào buổi chiều tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Những người sau không nên uống trà, bao gồm: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh gan, người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, người đang say rượu....
- Tránh uống loại trà mới hái vì nó có dược tính cao, alkaloids cũng cao
- Không uống trà khi đang đói
- Không uống trà với thuốc
- Không nên uống quá 3-4 ly trà mỗi ngày.