Trẻ em khi bị tình trạng táo bón liệu có ăn được cà rốt không? Hãy cùng 1shop.vn tìm hiểu vấn đề này nhé.
Cà rốt có lợi ích gì đối với hệ tiêu hóa của trẻ
Trong việc bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ, cà rốt là một người bạn đáng tin cậy. Dưới đây là hai lợi ích quan trọng của cà rốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ:
Hỗ trợ trị tiêu chảy
Cà rốt không chỉ có nhiều chất xơ, đặc biệt pectin còn có tác dụng kích thích hoạt động hiệu quả của nhu động ruột, giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Pectin giúp nuôi dưỡng phát triển vi khuẩn nội sinh, chống vi khuẩn ngoại lai và vi khuẩn lên men thối tại ruột.
Cải thiện tình trạng táo bón
Cà rốt là một thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, giúp tăng khối lượng phân và làm mềm phân, từ đó giúp đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Cà rốt giúp trẻ trị táo bón nên bạn có thể cho trẻ ăn cà rốt để cải thiện tiêu hóa.
Khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt có tốt không?
Dù chứa nhiều chất xơ, nhưng trong cà rốt chủ yếu là chất xơ không hòa tan, nhưng hãy nhớ cho trẻ ăn đúng cách và uống đủ nước. Trẻ nên ăn cà rốt với lượng vừa phải, chia thành nhiều bữa và không ăn quá 150g/tuần để tránh tình trạng tắc nghẽn đường ruột. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé yêu của bạn!
Trẻ em bị táo bón ăn cà rốt cần lưu ý
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi cho trẻ bị táo bón ăn cà rốt:
Lựa chọn cà rốt chất lượng
Chọn những củ cà rốt vỏ mịn và màu cam đậm (chứng tỏ có beta-carotene càng cao). Bạn nên mua củ cà rốt còn nguyên vẹn, trồng theo phương pháp hữu cơ, cà rốt vừa được thu hoạch, tươi sạch, không bị trầy, dập héo hay hư hỏng.
Không ăn cà rốt sống
Khi ăn cà rốt sống, cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 10% các dưỡng chất. Nấu chín cà rốt giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin A. Cà rốt sống cũng làm giảm khả năng giải phóng các chất dinh dưỡng quan trọng.
Do đó, để tận dụng lợi ích của cà rốt bạn có thể nấu chín theo nhiều cách khác nhau.
Không nấu cà rốt quá lâu
Khi nấu cà rốt, không nên hầm quá kỹ để tránh chuyển đổi các thành phần natri trong cà rốt thành nitrit - một chất có thể gây độc. Nitrit ở mức độ thấp có thể gây hại cho sức khỏe, và ở mức độ cao có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Ăn cà rốt vừa phải
Mặc dù cà rốt có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng việc ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tích tụ beta-carotene, dẫn đến tình trạng vàng da và táo bón. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể gây chán ăn và tăng lipid trong máu, gây mất ngủ.
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ bị táo bón chỉ nên ăn khoảng 150g cà rốt/ tuần.
Không kết hợp cà rốt với nội tạng động vật
Khi chế biến món ăn cho trẻ, không nên kết hợp cà rốt với nội tạng động vật, đặc biệt là gan, do gan chứa nhiều kim loại như đồng và sắt. Các chất trong cà rốt có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ các kim loại này, đồng thời gây rối loạn hấp thụ sắt. Nên các bậc phụ huynh cần lưu ý khi nấu cho trẻ ăn.
Loại bỏ lá sau khi mua cà rốt
Sau khi mua cà rốt về, nên loại bỏ lá trước khi bảo quản. Lá có thể hút các vitamin, muối khoáng và nước từ củ, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cà rốt và rút ngắn thời gian sử dụng. Nên bạn bỏ phần lá cũng giúp cà rốt giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
Tránh nấu cà rốt với hải sản có vỏ
Không nên nấu cà rốt với các loại hải sản có vỏ như ngao, sò, ốc, hến, tôm… Các hợp chất trong vỏ hải sản có thể làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn, do chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Thăm khám bác sĩ nếu táo bón kéo dài
Nếu tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện và có xu hướng kéo dài, hãy đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể và điều trị sớm. Tuyệt đối không để tình trạng này diễn ra quá lâu.
Sơ chế sạch trước khi chế biến
Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt, cắt bỏ hai đầu, khi đã làm sạch cà rốt thì bạn mới mag đi cắt, tùy vào món ăn mà bạn nấu mà cắt cho phù hợp.
Đa dạng hóa chế biến cà rốt
Cà rốt có thể được chế biến thành nhiều món như cháo cà rốt, nước ép cà rốt hoặc sinh tố cà rốt, việc đa dạng các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, giúp tăng cường hấp thu tốt hơn.
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng
Bên cạnh việc ăn cà rốt, hãy đảm bảo bổ sung các dưỡng chất và lợi khuẩn trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ để hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ táo bón.
Bên cạnh đó, bạn không nên chỉ có trẻ tiêu thụ mỗi cà rốt, thay vào đó, hãy thay đổi thực đơn liên tục bằng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, điều này giúp trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Gợi ý cách phân biệt giữa cà rốt ta và cà rốt Trung Quốc
Dưới đây là cách phân biệt giữa cà rốt ta và cà rốt Trung Quốc:
Cà rốt Việt Nam
- Hình dáng to nhỏ không đồng đều, đa số là củ nhỏ, da sần.
- Phần cuống cà rốt thường còn xanh và nguyên. Quanh củ có phần rễ bao quanh
- Màu cam nhạt, không đồng đều, ruột cà rốt có vân rõ ràng.
Cà rốt Trung Quốc
- Củ kích cỡ thường to, đồng đều nhau, da bóng loáng, màu cam sậm, đẹp
- Đường vân trong ruột củ cà rốt mờ, màu sắc đồng đều
- Phần cuống lá có thể bị thâm do trải qua quá trình vận chuyển, rễ trên thân cà rốt Trung Quốc hầu như được cắt gọt sạch sẽ.
Nhớ luôn chọn cà rốt chất lượng và kiểm tra nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe!