Cá thu có thể dùng để làm nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho trẻ, món ăn này vừa bổ dưỡng vừa ngon.
Cá thu có lợi ích gì đối với quá trình phát triển của trẻ?
Cá thu là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh khi làm món ăn dặm cho bé, không chỉ dễ ăn mà còn vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho sức khỏe của trẻ. Hãy cùng khám phá những điều tuyệt vời mà cá thu mang lại:
Hỗ trợ tế bào thần kinh và tăng chất xám
Cá thu còn có tác dụng giúp phòng các vấn đề ngoài da như eczema và vảy nến nhờ lượng omega 3 và vitamin B9 ( còn gọi là folate). Đồng thời, omega 3 còn thúc đẩy phát triển tế bào thần kinh ở trẻ, giúp trẻ giảm căng thẳng.
Thường xuyên cho trẻ ăn cá cũng có thể giúp điều chỉnh trí nhớ và cảm xúc, phát triển chất xám trong não bộ của trẻ.
Có lợi cho tế bào hồng cầu
Cá thu giàu vitamin nhóm B, nhờ vậy mà nó có thể thúc đẩy việc tạo hồng cầu, bổ sung sắt và ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ.
Củng cố hệ miễn dịch
Bổ sung cá thu vào thực đơn của trẻ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch, giúp vết thương nhanh hồi phục và ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh.
Hỗ trợ tim mạch
Cá thu là một thực phẩm bổ sung nguồn protein và omega-3, nhưng lại chứa chất béo bão hòa thấp, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tránh tình trạng hình thành các mảng bám ở động mạch. Điều này làm giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch trong tương lai.
Hỗ trợ tuần hoàn máu
Omega-3 trong cá thu giúp cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Hỗ trợ xương khớp và răng
Kali, magie, canxi... trong cá thu đều là những khoáng chất quan trọng, các chất này giúp tăng cường sức khỏe của răng và xương của trẻ, giúp xương khớp và răng chắc khỏe hơn.
Ngừa nguy cơ tiểu đường loại 1
Omega-3 trong cá thu có khả năng thay đổi hệ miễn dịch và kháng viêm, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 1.
Những lợi ích này chắc chắn sẽ làm bạn yên tâm khi đưa cá thu vào chế độ dinh dưỡng của bé yêu.
Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được cá thu?
Cá thu được coi là một lựa chọn phù hợp cho các trẻ ăn dặm. Chuyên gia cho rằng, khi bé đạt 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ làm quen cá thu xay nhuyễn cho bé.
Các loại cá biển là nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhờ nó giàu protein. Bổ sung cá tối thiểu mỗi tuần 3 lần rất hữu ích đối với sức khỏe. Để đa dạng khẩu phần ăn của bé, mẹ có thể cho bé ăn xen kẽ với các loại cá giàu omega-3 khác như cá hồi, cá tra,...
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ khi mới bắt đầu, vì chất đạm có trong hải sản và cá có thể gây dị ứng. Nên hãy kiểm tra và theo dõi phản ứng của trẻ. Còn nếu trẻ bị dị ứng thì nên ngừng ngay và nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Cho trẻ ăn cá hay bất cứ thực phẩm nào bạn cũng phải điều chỉnh theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ, còn đối với cá thu bạn có thể tham khảo như sau:
- Trẻ 7- 12 tháng tuổi: Ăn 20- 30g thịt cá thu/ bữa, ăn 1 bữa 1 ngày. Có thể ăn 3- 4 lần/ tuần
- Trẻ 1- 3 tuổi: Ăn 30- 40g thịt cá thu/ bữa, có thể dung các loại cá khác nhau để thay đổi khẩu vị và dưỡng chất
- Trẻ trên 4 tuổi: Ăn 50- 60g thịt cá thu/ bữa, ăn 1-2 bữa cá/ ngày
Nói chung, để đảm bảo an toàn và phù hợp với trẻ, bạn có thể tham khảo bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn cá, thực phẩm cũng như liều lượng cho phù hợp.
Top 6 cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ bằng cá thu bổ dưỡng
Dưới đây là một số món ăn dặm được làm từ cá thu mà bạn có thể tham khảo:
Cháo cá thu súp lơ
Cháo cá thu súp lơ là một món ăn bạn có thể nấu cho trẻ ăn dặm, vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 30g thịt cá thu tươi
- 1 bông súp lơ
- Hành tím
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Gạo vo với nước, rồi cho vào nồi, đổ nước và hầm nhừ
- Cá thu rửa sạch, xay nhuyễn
- Cho một ít dầu ăn vào phi thơm hành tím băm rồi cho cá thu vào xào săn
- Súp lơ rửa sạch, mang đi hấp chín, tiếp đó cho vào máy xay nhuyễn
- Cho cá thu và súp lơ vào nồi cháo đa được hầm mềm, đun sôi, nêm nếm gia vị phù hợp với bé
- Khi tất cả đã chín thì tắt bếp. Múc cháo ra và cho trẻ ăn.
Cháo cá thu bí đỏ
Cháo cá thu và bí đỏ cũng là một món ăn dặm dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- 30 - 50g thịt cá thu tươi
- 1 nắm gạo
- 50g bí đỏ
- Gừng tươi
- Hành lá
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Gạo vo sơ với nước, cho vào nồi, đổ nước và đun cho cháo nhừ
- Bí đỏ gọt sạch vỏ ngoài, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ
- Cá thu rửa qua với nước muối loãng, sau đó rửa sạch với nước, để ráo
- Cháo mềm thì cho bí đỏ và một ít gừng vào nấu chín
- Tiếp đo cho cá thu vào, nấu chín toàn bộ nguyên liệu
- Nêm nếm gia vị phù hợp với trẻ, tắt bếp
- Cho hành lá và rau thơm lên là hoàn thành món ăn
- Thưởng thức.
Cháo cá thu đậu xanh
Cháo cá thu đậu xanh vừa dễ ăn vừa hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 30g thịt cá thu tươi
- 15g đậu xanh
- Hành tím
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Sau khi vo gạo xong bạn cho vào nồi, đổ nước và hầm mềm cháo
- Cá thu rửa sạch, có thể ướp gia vị
- Cho dầu ăn phi thơm hành tím băm, cho cá thu vào xào, khi cá chín thì cho cá vào máy xay nhuyễn
- Đậu xanh trước khi nấu nên ngâm nước 30 phút, cho đậu xanh vào nồi hầm chín nhừ
- Cho cá thu và đậu xanh vào nồi cháo, nêm nếm cho vừa miệng
- Khi tất cá chín mềm thì tắt bếp
- Múc cháo cho trẻ thưởng thức.
Cháo cá thu rau muống
Ăn dặm thì cần phải vừa có rau kết hợp cùng cá, thịt hay hải sản... món cá thu và rau muống có thể là món ăn ăn đổi vị cho bé mà bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu:
- 20g bột gạo dinh dưỡng
- 10g rau muống được cắt nhuyễn
- 20g thịt nạc cá thu băm nhuyễn
- 5g dầu ăn cho trẻ
- 250ml nước lọc
Cách làm:
- Cá thu bạn cho thêm một ít nước vào, khuấy đều cho cá tan ra
- Cho dầu vào phi thơm đầu hành trắng cắt nhỏ, cho cá vào xào, sau đó thêm nước lọc vào đun sôi
- Cho rau muống vào nấu chín, rồi tắt bếp
- Cho bột gạo vào khuấy đều
- Bạn có thể cho cháo vào xay cho mịn nếu muốn
- Sau đó chờ cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.
Cháo cá thu khoai lang
Cháo cá thu khoai lang là một món ăn mềm, thơm ngon.
Nguyên liệu:
- 30g thịt cá thu tươi
- 1 củ khoai lang
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Mang gạo đi vo, rồi cho vào nồi, đổ nước và hầm nhừ
- Cá thu mang đi rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn
- Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn hoặc dùng muỗng dằm nhuyễn
- Cho dầu ăn vào xào săn cá thu
- Cháo đang hầm thì cho cá thu cùng khoai lang vào, nêm nếm cho vừa ăn
- Múc cháo ra và có thể cho bé ăn khi còn ấm.
Cháo cá thu mồng tơi
Cháo cá thu mồng tơi giúp bạn đổi vị cho trẻ, món ăn này hương vị hấp dẫn, dễ ăn.
Nguyên liệu:
- 30g thịt cá thu tươi
- 30g mồng tơi
- Hành tím
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách làm:
- Sau khi vo gạo xong bạn cho vào nồi, đổ nước và hầm mềm cháo
- Cá thu rửa sạch, mang đi hấp chín cá rồi xay nhuyễn
- Cho dầu ăn phi thơm hành tím băm, cho cá xào sơ với một ít nước mắm
- Rau mồng tơi nhặt lá ngon, phần ngọn, rửa sạch, luộc chín, cho vào máy xay nhuyễn
- Cho cá và rau vào nồi cháo, hầm nhuyễn, nêm nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp
- Múc cháo ra và cho trẻ thưởng thức.
Bạn nên nêm nếm gia vị theo độ tuổi của trẻ nhé!
Khi dùng cá thu nấu cháo cho trẻ cần lưu ý
Khi nấu cháo cá thu cho bé, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo món ăn vừa ngon miệng vừa an toàn cho sức khỏe của bé:
Sơ chế kỹ lưỡng
Làm sạch cá, loại bỏ vảy, ruột và rửa sạch. Để giảm mùi tanh, bạn có thể ngâm cá trong nước muối loãng hoặc nước gừng trước khi nấu.
Bên cạnh đó, tùy vào độ tuổi mà các bậc phụ huynh cho gia vị và nêm nếm cho phù hợp, cũng như nếu trẻ mới ăn dặm thì nên cho trẻ làm quen với một lượng cá nhỏ, các loại cá nước ngọt cá đồng trước, sau đó mới cho trẻ ăn cá biển. Khi trẻ không bị dị ứng thì mới sử dụng.
Nấu chín kỹ
Đảm bảo cá được nấu chín hoàn toàn để loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây hại cho bé. Bạn có thể hấp hoặc luộc cá trước khi cho vào cháo. Bạn cũng nên xay nhuyễn để tránh trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Chọn cá thu tươi
Đảm bảo cá thu bạn mua là cá tươi, có mắt sáng, da bóng và bụng chắc. Cá tươi sẽ giữ được nhiều dưỡng chất và hương vị hơn.
Kết hợp với rau củ
Để tăng cường dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp cá thu với các loại rau củ như bí đỏ, khoai lang, cà rốt, hoặc rau... Những loại rau này không chỉ bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn giúp món cháo thêm hấp dẫn.
Kiểm tra phản ứng của bé
Khi cho bé ăn lần đầu, hãy theo dõi phản ứng của bé để đảm bảo bé không bị dị ứng hoặc có phản ứng tiêu cực với cá thu.
Trẻ nhỏ không cần nhiều gia vị, nên hạn chế hoặc không nêm muối, đường vào cháo của bé để bảo vệ thận và hệ tiêu hóa còn non nớt. Nêm gia vị cần đảm bảo phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Liều lượng vừa phải
Cá thu là loại cá giàu dưỡng chất những có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, trẻ em ăn thực phẩm chứa thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể gây hại cho hệ thần kinh. Vì vậy, mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng ăn khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có liều lượng phù hợp với bé yêu của mình.