Nước mắm là một gia vị quen thuộc của người Việt, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người, một số người cần hạn chế ăn nước mắm để đảm bảo sức khỏe.
Nước mắm được tạo ra như thế nào?
Nước mắm là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi ngưòi dân Việt, để làm ra nước mắm thì cần một quá trình ủ chượp muối với cá biển như cá cơm, các trích, cá ngừ... trong khoảng từ 12- 15 tháng, sau quá trình này, nước được chắt lọc từ cá và muối được gọi là nước mắm. Nước mắm có vị mặn, đậm đà, có mùi thơm thoang thoảng, là một loại gia vị dùng làm nước chấm hay tẩm ướp các loại nguyên liệu khác như cá, tôm, thịt, mực,...tạo nên hương vị đặc sắc và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc...
Nước mắm là sự kết hợp hài hòa giữa các loại axit amin được chuyển hóa từ chất đạm có trong thịt cá và muối biển. Các enzyme của ruột cá được ủ ướp với muối lâu ngày cũng góp phần tạo nên độ mặn cho loại gia vị này.
Nước mắm bao nhiêu calo?
Nước mắm được sản xuất bằng cách ướp muối các hải sản như cá, tôm,... khi đó các axit amin được chuyển hóa từ chất đạm trong thịt cá. Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà có lượng calo thấp, trong 100g nước mắm chứa khoảng 39,5 calo, đồng thời chứa hàm lượng cao protein, vitamin và khoáng chất.
Ăn nước mắm có béo không?
Nước mắm là một gia vị quan trọng trong nhiều món ăn của gia đình Việt. Gia vị này có lượng calo thấp, 1 thìa nước nắm chỉ có 20 calo, nên nó không ảnh hưởng gì tới cân nặng. Tuy nhiên, vì nó có vị mặn, nên bạn không thể lạm dụng nó nếu ăn quá nhiều có thể làm cơ thể không đào thải hết, làm cơ thể bị ứ nước và phù nề, đồng thời ăn mặn cũng không tốt cho thận, chỉ nên sử dụng vừa phải, và ăn nhạt là điều tốt cho sức khỏe.
Vậy nên, ăn nước mắm không gây béo, không ảnh hưởng tới cân nặng, nhưng bạn chỉ nên ăn một lượng nước mắm nhỏ. Ăn 1 thìa súp nước mắm mỗi ngày ( khoảng 5 - 10 ml) là phù hợp cho người có sức khỏe tốt.
Nước mắm có tác dụng gì?
Dù nước mắm không cung cấp nhiều calo, nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá những công dụng nổi bật của nước mắm:
Chứa nhiều khoáng chất
Nước mắm chứa nhiều khoáng chất như natri, kali, phốt pho, magie... giúp duy trì cân bằng nước, bảo vệ sức khỏe xương khớp và tăng cường chức năng sinh lý khác trong cơ thể. Ngoài ra, nước mắm còn chứa các khoáng chất khác như canxi, đồng, sắt, kẽm, selen và mangan... đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Cung cấp nhiều vitamin B
Nước mắm là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B lý tưởng, bao gồm như vitamin B1, vitamin B2, và vitamin B3, những dưỡng chất này rất cần thiết cho quá trình hình thành năng lượng, kích thích hoạt động trao đổi chất, và hỗ trợ chức năng của não bộ. Những vitamin này bạn cũng cần bổ sung đầy đủ mỗi ngày.
Cung cấp nguồn protein chất lượng
Protein ( hay còn gọi là chất đạm) là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, thành phần này tham gia vào quá trình phục hồi và tái tạo mô, hỗ trợ xây dựng cơ bắp và cải thiện sức khỏe. Chỉ 14,7m nước mắm ( tương đương 1 thìa canh) đã bổ sung khoảng 2g protein, do đó, khi bạn tiêu thụ nước mắm thì bạn đã giúp cơ thể bổ sung thêm lượng chất đạm cho cơ thể.
Giàu chất chống oxy hóa
Nước mắm không chỉ mang lại hương vị tuyệt vời cho món ăn, mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do gây hại. Những chất này giúp giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, ở mỗi loại nước mắm, tùy vào nguyên liệu và phương pháp chế biến mà hàm lượng chất chống oxy hóa có thể khác nhau.
Tăng cường hương vị cho món ăn
Nước mắm là gia vị đặc biệt quan trọng trong ẩm thực Việt, nước mắm vừa dùng để tẩm ướp gia vị, vừa tạo nên nhiều loại nước sốt và nước chấm đậm đà. Đặc biệt, nước mắm nhĩ nguyên chất là một loại đặc sản trứ danh của Việt Nam, với hương vị tuyệt hảo, thượng hạng, màu hổ phách sáng đẹp mắt, giúp món ăn tròn vị và tăng hương vị hiệu quả. Nhờ hương vị đặc trưng, nước mắm đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn của mọi gia đình.
Không chứa gluten
Những người nhạy cảm với gluten hay không dụn nap được gluten thì có thể sử dụng nước mắm để thay thế có các loại nước chấm, gia vị được chế biến từ các loại ngũ cốc như xì dầu.
Top 8 người không nên ăn nước mắm
Nước mắm tuy nó là gia vị giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại gia vị này thường xuyên. Dưới đây là những đối tượng cần tránh dùng nước mắm mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Người có vấn đề về xương khớp
Việc ăn mặn hay ăn nhiều nước mắm dễ khiến cơ thể cần uống nhiều nước, việc này có thể khiến cơ thể mất nhiều nước và canxi do quá trình bài tiết ( tiểu tiện). Việc đi tiểu nhiều lần này làm cơ thể mất đi lượng canxi nên có thể làm bạn bị loãng xương.
Người ăn chay
Nước mắm không phù hợp với những người ăn chay vì nó được chế biến từ động vật như cá, tôm, do đó nếu bạn ăn chay hay cần kiêng sử dụng thực phẩm từ nguồn gốc động vật nên tránh ăn nước mắm. Tuy nhiên, họ có thể lựa chọn nước mắm chay để thay thế.
Người bị đái tháo đường
Người tiểu đường thường gặp các vấn đề về rối loạn lipid máu, tăng cholesterol và các vấn đề về tim mạch. Do đó, chế độ ăn nhạt là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe. Nước mắm và các loại gia vị chứa nhiều muối cần được hạn chế, vì nó có thể tăng tỷ lệ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như huyết áp và tim mạch cho người bệnh.
Nên người bị tiểu đường nên ăn uống khoa học, ăn nhạt, hạn chế muối, nước mắm hay các gia vị mặn trong các bữa ăn của mình.
Người dị ứng với histamin
Những người có cơ địa nhạy cảm với histamin nên tránh sử dụng nước mắm để tránh bị dị ứng và phòng ngừa các phản ứng không mong muốn. Bạn có thể sử dụng các gia vị khác để thay thế.
Người bị bệnh thận
Người có vấn đề về thận nên tránh sử dụng nước mắm để giảm tải cho thận. Việc tiêu thụ nhiều natri có thể khiến chức năng thận suy yếu thêm, gây ra những biến chứng không mong muốn. Do đó, nếu bạn bị bệnh thận nên tránh hoặc hạn chế dùng nước mắm để tránh tích tụ nước và gây hại cho thận.
Ngoài ra, muối cũng là một trong các lý do gây nên các vấn đề cho thận như thận nhiễm mỡ, sỏi thận.
Trẻ em
Do hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ chưa được hoàn thiện, việc tiêu thụ quá nhiều natri từ nước mắm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn nên dùng những gia vị chuyên dụng dành riêng cho trẻ, đồng thời khi trẻ đủ tuổi ăn được nước mắm thì nên xây dựng thói quen ăn nhạt cho trẻ.
Người cao huyết áp
Khi bạn lạm dụng ăn quá nhiều muối, điều này khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn và tăng thể thích máu. Do đó nó có thể tạo gánh nặng cho thành mạch máu và gây tăng huyết áp.
Nước mắm cũng chứa nhiều natri, nên nó có thể làm tăng áp lực lên thành mạch và gây nguy hiểm cho những người bị cao huyết áp. Không những vậy, người bị cao huyết áp cũng không nên ăn nước mắm vì nó có thể gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí gây suy tim, đột quỵ.
Người nhạy cảm với nước mắm
Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dễ mệt mỏi sau khi ăn các món cay, đậm vị nên hạn chế nước mắm. Hương vị và độ mặn của nước mắm có thể gây khó chịu và không phù hợp với những đối tượng này. Bên cạnh đó, nếu bạn dị ứng với nước mắm cũng nên cân nhắc khi dùng.