1. Thực tiễn
- Việc trẻ em đếm đến con số 100 và thực hiện những luyện tập liên quan là rất quan trọng
- Từ đó, trẻ sẽ kết hợp được những con số cơ bản nhất và việc tính toán đơn giản với nhau
- Tuy nhiên, môn Toán học rất khó hiểu, đặt quá nhiều kỳ vọng vào đứa trẻ như vậy, và hy vọng đứa trẻ ấy nắm được kiến thức số học thực là một điều rất khó khăn
Giáo dục truyền thống luôn áp đặt và buộc trẻ hoạt động và tư duy theo định hướng
2. Thí nghiệm về việc dạy năng lực toán học
Bộ giáo cụ gồm:
10 thẻ số từ 1 đến 10. Phần số màu đỏ, phần nền thẻ màu trắng. 55 hạt tròn cùng kích cõ và màu sắc.
Mục đích
Đưa ra ý niệm về số lẻ và số chẵn thông qua những trải nghiệm trực quan và cụ thể. Cung cấp cơ hội thực hành việc sắp xếp các số từ 1 đến 10 theo trình tự và sự liên tưởng tương ứng về lượng với các số.
Độ tuổi: 4 tuổi trở lên
Trình bày
– Cùng trẻ mang đồ dùng tới bàn hoặc thảm
– Lấy tất cả thẻ số ra khỏi hộp và đặt trên bàn theo trình tự ngẫu nhiên.
– Thẻ số 1 đặt tại vị trí gần mép ngoài bên trái của bàn.
– Thẻ số 10 đặt tại vị trí gần mép ngoài bên phải của bàn.
Yêu cầu trẻ sắp xếp các số còn lại theo trình tự, giữa thẻ số 1 và thẻ số 10. Chỉ vào thẻ số 1 cài nói: “1”. Lấy 1 hạt chấm đỏ và đặt ở hàng bên dưới thẻ số 1, nói ‘1”.
Chỉ vào thẻ số 2 và nói: “2”. Đặt 2 hạt chấm đỏ dưới thẻ số 2, ở hàng bên dưới và song song với nhau theo hàng ngang khi đếm hạt chấm đỏ (đặt hạt chấm đỏ thứ nhất và nói “1”. Đặt hạt chấm đỏ thứ 2 bên cạnh sao cho giữa 2 hạt chấm đỏ có 1 khoảng cách nhỏ, nói “2”.
Chỉ vào thẻ số 3 và nói: “3”. Đặt 3 hạt chấm đỏ dưới thẻ số 3, ở hàng bên dưới và song song với nhau theo hàng ngang khi đếm mỗi hạt chấm đỏ, Trong đó, 2 hạt chấm đỏ được đặt theo hàng ngang theo cách đặt 2 hạt chấm đỏ dưới thẻ số 2, hạt chấm đỏ lẻ thứ 3 còn lại sẽ đặt ở hàng ngang bên đưới, ở vị trí giữa và song song với 2 hạt trước, cách 1 khoảng cách nhỏ.
Tiếp tục sắp xếp cho đến thẻ số 10. Các hạt chấm đỏ được xếp theo từng cặp, hạt chấm đỏ lẻ ở bên dưới tương tự như trên.
Nếu trẻ hiểu hoạt động, cho phép trẻ tham gia bất cứ bước nào trẻ sẵn sàng.
Bước 1:
Sau khi hoàn thiện việc sắp xếp các hạt chấm đỏ, đặt ngón tay trỏ của bạn ở hàng dưới mỗi thẻ số (giữa thẻ số và hạt chấm đỏ), sao cho ngón tay ở vị trí giữa 1 cặp hạt chấm đỏ gióng lên; trượt nhẹ ngón tay xuống. Nếu ngón tay chạm vào hạt chấm đỏ, nói “lẻ”. Nếu ngón tay đi xuống không chạm vào bất cứ hạt chấm đỏ nào thì nói “chẵn”.
Bước 2:
Nếu trẻ có thể chỉ cho bạn 1 số lẻ hay 1 số chẵn nào, hãy hỏi trẻ: “Con có thể chỉ cho cô/mẹ số lẻ không?” Hoặc “Con có thể chỉ cho cô/mẹ số chẵn không” Hoặc “Con có thể chỉ cho cô/mẹ 1 số lẻ nào khác không?”
Bước 3:
Chỉ vào 1 thẻ số sao cho tay bạn không che khuất tầm nhìn các hạt chấm đỏ bên dưới thẻ số đó hỏi trẻ xem đó là số mấy. Trẻ sẽ gọi tên số, VD: 5. Sau đó hỏi trẻ: “Số này là số lẻ hay số chắn?” Lặp lại hoạt động với tất cả các số.
Kiểm soát lỗi:
Có tổng 55 hạt chấm đỏ được đặt dưới các thẻ số. Đó là tổng của tất cả các số từ
1 đến 10. Do đó, sẽ có đủ số chấm cho 10 tấm thẻ. Nếu có lỗi xảy ra, điều đó có
nghĩa trẻ đã đặt nhiều hơn hoặc ít hơn 10 hạt chấm đỏ dưới thẻ số cuối cùng.
Bộ giáo cụ Montessori
3. Áp dụng thực tiễn
Học theo nhóm bài tập trong Montessori
Các bài tập khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori được chia thành 6 nhóm khác nhau. Có những nhóm yêu cầu phải học tuần tự, lại có những nhóm có thể học song song cùng những nhóm khác. Cụ thể là:
Nhóm đầu tiên là nhóm tập đếm số tự nhiên từ 1-10, việc học cần thực hiện tuần tự.
Nhóm thứ hai về hệ thống số thập phân, được dạy sau khi trẻ nắm bắt và hiểu được kiến thức nhóm thứ nhất. Trọng tâm của bài học là sự phân cấp và những chức năng của nó thông qua những phép tính đơn giản.
Nhóm thứ 3 được nâng cấp từ nhóm thứ nhất, được học song song cùng nhóm thứ 2. Sau khi trẻ thuần thục từ 1-10, bắt đầu học từ hàng chục, hàng trăm.
Nhóm thứ 4 yêu cầu ghi nhớ tất cả bảng số học, bao gồm 3 nhóm trên.
Nhóm thứ 5 sẽ hỗ trợ trẻ làm quen với những khái niệm trừu tượng, ví dụ như học cộng trừ, nhân chia… Các phép toán yêu cầu trẻ có sự tư duy và hiểu biết sâu rộng về sự vận hành của số học. Khi hoàn thành nhóm này, trẻ sẽ không cần dùng đến giáo cụ theo Montessori nữa mà thay bằng những ký hiệu số học.
Nhóm thứ 6 là về các phân số, có thể học song song cùng với nhóm thứ 5. Những kiến thức liên quan đến phân số là một phần quan trọng trong việc nắm bắt được những khái niệm của số học.
Các bài tập khi dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori được chia thành 6 nhóm
Học theo nhóm độ tuổi
Trên thực tế, trong phương pháp Montessori không có sự phân chia giai đoạn. Một lớp học có thể bao gồm những học sinh trong nhiều độ tuổi, dựa theo sự thích ứng của bản thân mỗi bé. Nhìn chung cha mẹ có thể dạy trẻ dựa theo 3 giai đoạn chính là:
Khi trẻ có hứng thú với môn Toán
Khi ba mẹ cảm thấy con mình tập đếm mọi thứ 1 cách tự nhiên, hay thích hỏi về số lượng, nói chuyện về những con số… Đây chính là thời điểm bé có thể học Toán. Nếu như bé không có những dấu hiệu tỏ ra thích thú với toán học, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, ba mẹ có thể giới thiệu các hoạt động liên quan đến Toán học cho bé, có thể mất từ 1-2 tháng hoặc 4-5 tháng.
Bắt đầu dạy trẻ khi con có hứng thú với môn Toán
Từ 1- 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 1-3 tuổi, một số bé sẽ được tiếp cận với Montessori bằng cách học và chơi với những giáo cụ như trong môn học Kỹ năng sống và Cảm quan. Đây chính là cơ hội để trẻ học đếm và tạo nên nền tảng học toán cho trẻ ở những giai đoạn say này.
Chính vì thế, thời kỳ này phụ huynh có thể để trẻ làm quen với những môn học Kỹ năng sống và Cảm quan trước. Khi đó, trẻ sẽ có hứng thú học tập và sẵn sàng chuẩn bị cho việc học môn toán một cách dễ dàng và thú vị. Thông qua học tiếp xúc về tay, mắt, các bé sẽ định hình được vật thể, hình học, không gian và hiểu hơn về những khái niệm trừu tượng.
Trong giai đoạn từ 4-6 tuổi
Khi lên 4, hầu hết các bé đều có sự nhạy cảm với Toán học và có sự yêu thích đặc biệt với những con số. Với một số ít các em bé, nhiều phụ huynh và thầy cô có thể không nhận rõ được điều này. Phụ huynh hãy tìm kiếm các học cụ, học liệu đến môn Toán để giúp bé có hứng khởi và bắt đầu học tập. Có thể chia thành 6 nhóm học tập như trên và đào tạo trẻ thông qua những giáo cụ.
Từ 4-6 tuổi giáo dục về những khái niệm toán học