Máu nhiễm mỡ có uống được cà phê không là thắc mắc của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ là một bệnh lý do lượng cholesterol tăng, còn được biết đến với tên gọi khác là mỡ máu cao hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu, là tình trạng có lượng chất béo trong máu cao hơn mức bình thường. Trong máu của mỗi người luôn có một lượng mỡ nhất định, được đánh giá thông qua các chỉ số xét nghiệm như chất béo trung tính và cholesterol. Khi các chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép, người đó được coi là mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Nguyên nhân của máu nhiễm mỡ có thể do nhiều yếu tố, bao gồm do di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân, béo phì, ít vận động, tuổi tác, giới tính, căng thẳng, stress và thậm chí là do các bệnh lý khác ảnh hưởng. Điều trị và quản lý máu nhiễm mỡ đòi hỏi sự thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống, và có thể cần đến sự can thiệp của thuốc nếu cần thiết.
Lợi ích và hạn chế của cà phê
Cà phê, một thức uống được ưa chuộng trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế cần lưu ý.
Lợi ích của việc tiêu thụ cà phê
Khi tiêu thụ cà phê với liều lượng vừa phải, đúng cách nó sẽ mang lại nhiều tác dụng như:
- Cải thiện sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi
- Bổ sung năng lượng
- Góp phần trong việc phòng ngừa bệnh Parkinson
- Hỗ trợ trong việc cải thiện trí nhớ
- Giúp tăng cường sự tập trung
Tuy nhiên, việc tiêu thụ cà phê nên điều chỉnh theo nhu cầu và tính trạng sức khỏe mỗi người, bạn có thể uống từ 1- 4 tách cà phê mỗi ngày, được coi là an toàn cho đa số người trưởng thành khỏe mạnh. Ngược lại, việc tiêu thụ quá 6 tách cà phê mỗi ngày vừa gây hại cho sức khỏe vừa làm bạn bị phụ thuộc caffein hay thường gọi là nghiện cà phê.
Hạn chế của cà phê
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống cà phê:
- Gây rối loạn giấc ngủ và tăng cảm giác căng thẳng
- Gây bồn chồn và lo lắng
- Có thể khiến cho người uống cảm thấy đau bụng, buồn nôn
- Tăng nhịp tim...
Những thông tin này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về việc tiêu thụ cà phê và tác động của nó đối với sức khỏe con người.
Máu nhiễm mỡ uống cà phê tốt không?
Người mắc chứng máu nhiễm mỡ có thể tiêu thụ cà phê hay không là một vấn đề đáng quan tâm, việc này liên quan đến ảnh hưởng của cà phê đối với mức cholesterol trong cơ thể. Mặc dù cà phê không chứa cholesterol, nhưng nó có thể kích thích cơ thể sản xuất cholesterol nhiều hơn.
Cà phê chứa các chất như cafestol và kahweol, được biết đến với khả năng ảnh hưởng đến lượng axit mật và sterol trung tính, từ đó có thể làm tăng mức cholesterol. Đặc biệt, cafestol, một hợp chất có trong cà phê, được xem là một trong những yếu tố gây tăng cholesterol hiệu quả nhất trong thực phẩm. Khi tiếp xúc với nước nóng, cafestol có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể, với 4mg cafestol có thể làm tăng khoảng 1% lượng cholesterol.
Tuy nhiên, việc cà phê làm tăng cholesterol còn phụ thuộc vào các yếu tố như cách chế biến và thành phần của nó. Bên cạnh đó, cà phê cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ tiểu đường loại 2, tăng cường năng lượng, cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và phòng ngừa bệnh Parkinson... Do đó, người có máu nhiễm mỡ vẫn có thể uống cà phê nếu họ chú ý đến cách thức tiêu thụ, uống vừa phải và đúng cách.
Người bị máu nhiễm mỡ uống cà phê nên lưu ý
Đối với những người có chỉ số cholesterol cao, việc tiêu thụ cà phê cần được thực hiện một cách cẩn trọng và theo dõi chặt chẽ. Lý do là cà phê có thể khiến cholesterol tăng, do đó, người bệnh cần lưu ý:
Uống 1 tách cà phê mỗi ngày
Việc giới hạn chỉ một ly cà phê nhỏ mỗi ngày là khuyến nghị để kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, nên đảm bảo có khoảng thời gian giữa các lần uống ít nhất 6 giờ để cơ thể có thời gian xử lý caffeine.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bạn nên sử dụng tối đa 1 tách cà phê nhỏ.
Dùng cà phê phin hay cà phê hòa tan
Để giảm lượng cafestol, một yếu tố có thể làm tăng cholesterol, nên chọn cà phê được pha qua phin giấy lọc đặc biệt hoặc cà phê hòa tan thay vì phương pháp pha cà phê không sử dụng bộ lọc.
Bạn cần lưu ý, cà phê chúng ta thường dùng phin pha tại nhà hay ở một số tiệm cà phê, phin chất liệu kim loại này không phải cà phê pha phin nhé. Người máu nhiễm mỡ không nên sử dụng vì nó chứa nguyên vẹn caffeitol. Một nghiên cứu được diễn ra với trên 362.571 tình nguyện viên tham gia, có tuổi từ 37- 73 tuổi, kết quả cho rằng, lượng cholesterol trong cơ thể tăng nếu tiêu thụ 6 tách cà phê không lọc hàng ngày.
Không thêm sữa, đường, kem...
Tránh thêm đường, sữa hoặc kem vào cà phê để không tăng thêm lượng calo và chất béo. Thay vào đó, có thể sử dụng sữa không đường, sữa tách béo... để cải thiện hương vị mà không làm tăng cholesterol. Tuy nhiên quan trọng là nên uống vừa phải, hạn chế thêm các chất tạo ngọt vào cà phê.
Những biện pháp này giúp người bệnh máu nhiễm mỡ có thể hưởng thụ cà phê mà không làm tăng nguy cơ sức khỏe liên quan đến cholesterol.
Đối tượng không nên uống cà phê
Những đối tượng mỡ máu cao thuốc nhóm sau thì tránh tiêu thụ cà phê dưới bất cứ cách thức và số lượng nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:
- Người nhạy cảm với caffeine
- Người bị các vấn đề như mất ngủ, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, người bị bệnh thận
- Người có vấn đề về tiêu hóa
- Người đang điều trị bệnh hay đang uống thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc chống đông máu, kháng sinh....
Bên cạnh đó, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, đặc biệt, cần kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi ngày.
Thức uống người bị máu nhiễm mỡ nên uống
Một số thức uống có lợi cho người bị máu nhiễm mỡ mà bạn có thể tham khảo:
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành với hàm lượng chất béo bão hòa thấp, là sự thay thế lý tưởng cho sữa động vật. Nó giúp giảm cholesterol xấu LDL khi kết hợp với chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa. Bạn nên uống sữa không đường.
Tiêu thụ khoảng 2-3 phần thực phẩm hay thức uống từ đậu nành mỗi ngày, mỗi phần khoảng 250ml sữa đậu nành, có thể hỗ trợ kiểm soát cholesterol hiệu quả, đặc biệt không nên thêm nhiều đường, muối.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch chứa beta-glucan, giúp giảm sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm bạn nạp vào cơ thể và giảm cholesterol trong máu. Chất xơ hòa tan trong yến mạch cũng giúp việc hấp thụ chất béo và cholesterol diễn ra một cách từ từ, nó còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Trà xanh
Trà xanh là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe, trà xanh chứa các hợp chất như catechin và EGCG, giúp giảm lượng cholesterol không tốt trong cơ thể và giảm cholesterol toàn phần. Để pha trà xanh, bạn chỉ cần ngâm lá trà đã rửa sạch trong nước sôi, tráng đổ bỏ nước 1, sau đó cho nước sôi vào trà xanh và để yên trong khoảng 5-10 phút.
Lưu ý không nên uống khi đói hoặc trước giờ đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh trà xanh, thì trà đen cũng có tác dụng giảm cholesterol LDL, tăng cholesterol HDL, hỗ trợ chức năng mạch máu.
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân, giàu axit béo không bão hòa có thể hỗ trợ làm giảm cholesterol LDL, canxi và vitamin D, không chỉ tốt cho xương mà còn có lợi cho tim mạch. Một ly sữa hạnh nhân không đường mỗi ngày có thể giúp giảm cholesterol xấu. Nên loại sữa này phù hợp cho người bị máu nhiễm mỡ.
Nước ép cà chua
Cà chua, giàu lycopene, có thể hỗ trợ mức độ lipid và giảm cholesterol LDL.
Uống 280ml nước ép cà chua mỗi ngày trong 2 tháng có thể giúp giảm cholesterol - theo nghiên cứu ở nữ giới.
Sinh tố quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, cherry...chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp kiểm soát cholesterol. Ăn trực tiếp hoặc thêm vào sinh tố, hay bạn có thể rửa sạch trái cây sau đó cho sữa chua không đường vào ăn cùng là cách tuyệt vời để hưởng thụ chúng.
Nhớ rằng, việc bổ sung các thức uống này vào chế độ ăn uống hàng ngày cần được thực hiện cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh và cân đối. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của bạn.