Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích, nhưng uống cà phê có tác động gì đối với bệnh tim mạch không là một thắc mắc của nhiều người.
Uống cà phê có tác dụng gì?
Cà phê là một thức uống phổ biến trên toàn thế giới và đã được nghiên cứu nhiều về các công dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của việc uống cà phê:
Cà phê có thể mang lại lợi ích cho tim mạch khi uống với một lượng vừa phải. Điều này có thể liên quan đến các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà phê như polyphenol, alkaloid trigonelline, melanoidin và các khoáng chất vi lượng như magnesium và kali cùng vitamin B3. Những thành phần này cũng có khả năng giảm quá trình căng thẳng oxy hóa, duy trì vi sinh vật đường ruột, đồng thời chuyển hóa chất béo và đường...
Bên cạnh đó, tiêu thụ cà phê còn được nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn uống cà phê đúng cách và đúng liều lượng nó tốt cho tim mạch nhờ thức uống này có nhiều tác dụng như giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2, sỏi mật,...
Caffeine trong cà phê có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, tăng nhận thức và hiệu suất làm việc, cà phê cũng có lợi cho người bị bệnh gan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh parkinson, do các chất chống oxy hóa trong cà phê, nhờ vậy mà giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ...
Lưu ý về việc uống cà phê quá nhiều
Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây ra các vấn đề như:
- Một số người uống cà phê nhiều sẽ bị bồi hộp, bồn chồn và run tay chân do tác động của caffeine.
- Làm tim đập nhanh, tăng huyết áp và có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Tăng cholesterol nếu tiêu thụ quá nhiều
- Gây mất ngủ, khó ngủ...
Vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích của cà phê và tránh các tác động phụ, nên uống cà phê với lượng vừa phải, thường được khuyến cáo là không quá 3-4 cốc mỗi ngày đối với người trưởng thành. Nên tùy vào sức khỏe của bạn mà bạn có thể uống 1- 2 tách cà phê.
Người bị bệnh tim mạch tiêu thụ cà phê có tốt không?
Gây tăng nhịp tim
Caffeine, một thành phần chính trong cà phê, có thể gây ra các tác động không mong muốn đối với hệ thống tim mạch, đặc biệt khi được tiêu thụ ở lượng lớn. Uống cà phê thường xuyên, đặc biệt là các loại cà phê đậm đặc và không pha loãng, có thể dẫn đến sự gia tăng của nhịp tim và nguy cơ đau tim.
Tăng huyết áp
Cà phê cũng được biết đến với khả năng làm tăng huyết áp tạm thời, điều này có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và tạo điều kiện để gây nên các cơn đau tim.
Tăng lưu lượng tim, kích thích trung tâm hô hấp
Ngoài ra, caffeine còn có thể làm tăng lưu lượng của tim, kích thích hệ thống hô hấp và mở rộng các mạch máu trong phổi và phế quản.
Uống cà phê quá nhiều tăng nguy cơ đau tim
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người uống cà phê với lượng cao hơn mức trung bình, khoảng hai đến ba cốc mỗi ngày, có thể tăng nguy cơ hình thành đau tim tăng 60%. Vậy nên, bạn không nên uống cà phê thường xuyên, nếu bạn có tiền sử mắc các vấn đề về tim mạch hay bị tăng nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hoặc suy giảm chức năng mạch vành hay ngoại tâm thu...
Thỉnh thoảng uống cà phê sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Mặc dù vậy, theo một số nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ cà phê một cách điều độ, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch, không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Cụ thể, người bị tim mạch nếu lâu lâu bạn mới uống 1 tách cà phê thì nó không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, không được uống thường xuyên, đặc biệt khi bạn uống cà phê mà thấy có triệu chứng như bồn chồn, nôn nao, hồi hộp thì ngừng ngay. Lúc này bạn cần uống thêm nhiều nước để có thể nhanh chóng thải caffeine trong cà phê ra ngoài.
Kết luận, cà phê là một thức uống lành mạnh, tuy nhiên việc tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch, bao gồm cả việc làm cứng các động mạch chủ, điều này cũng là một yếu tố gây nên bệnh tim mạch. Vì thế, việc tiêu thụ cà phê nên được giới hạn ở một lượng vừa phải hàng ngày.
Cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?
Có thể làm nhịp tim tăng
Khi tiêu thụ cà phê, caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể dẫn đến sự tăng nhẹ nhịp đập của tim, thường là khoảng ba nhịp mỗi phút, tuy nhiên, mức độ tăng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân. Các yếu tố như lượng caffeine được tiêu thụ, tần suất uống cà phê và cơ địa của mỗi người đều ảnh hưởng đến mức độ tăng nhịp tim.
Caffeine bắt đầu phát huy tác dụng chỉ sau khoảng 15 phút sau khi uống và có thể kéo dài trong nhiều giờ. Khi bạn cảm thấy chóng mặt, sự gia tăng nhịp tim tạm thời này thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với sức khỏe.
Có thể ảnh hưởng đến huyết áp
Về mặt huyết áp, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và sức khỏe tim mạch. Cụ thể, nghiên cứu tim mạch Framingham đã ghi nhận rằng những người uống cà phê có chứa caffeine đã giảm được 43% nguy cơ tử vong do bệnh tim so với những người không tiêu thụ. Một nghiên cứu khác Circulation cũng cho thấy rằng việc uống từ ba đến năm tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, so với những người không uống hoặc uống quá sáu tách cà phê mỗi ngày.
Mặc dù việc uống cà phê điều độ có thể không gây hại cho tim, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cần được xem xét và nghiên cứu thêm trước khi có thể đưa ra kết luận cuối cùng về mối quan hệ này.
Do đó, nếu bạn có vấn đề về tim mạch nên thận trọng khi uống cà phê và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống cà phê.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tim mạch
Dưới đây là những chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch bạn có thể tham khảo:
Kiểm soát khẩu phần ăn
Tránh ăn quá nhiều, hạn chế thức ăn nhiều muối, đường, đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein. Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, 5-6 lần mỗi ngày để kiểm soát lượng calo tiêu thụ.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa. Bạn sử dụng nó cũng hỗ trợ giúp giảm cholesterol và huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn cũng nên bổ sung đúng cách và vừa phải để mang lại kết quả tốt nhất.
Tăng cường các loại ngũ cốc
Chọn ngũ cốc lành mạnh như hạnh nhân, mắc ca, hạt dẻ...là những loại có lợi cho tim mạch. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng giúp điều hòa huyết áp và tim mạch.
Chọn nguồn protein thực vật, chất béo không bão hòa
Sử dụng thịt nạc bỏ da, cá, thịt gia cầm, đậu hạt và các loại rau đậu. Hạn chế thịt mỡ và thịt động vật giàu chất béo.
Uống đủ nước
Bạn cần uống đủ nước, hoạt động thể chất thường xuyên, có lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.
Hạn chế lượng muối trong thức ăn
Không nên dùng nhiều muối, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối như mắm, cá khô, chao, dưa cà, dưa cải muối, thực phẩm đóng hộp, mì gói.
Nhớ tuân thủ các nguyên tắc trên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.