Trà và chè đều là thức uống quen thuộc của người Việt, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại thức uống này.
Tìm hiểu về chè và trà
1. Trà là một định nghĩa nói về một loại đồ uốn và nó mượn từ Hán Việt.
2. Chè thì có 2 nghĩa theo từ điển tiếng Việt:
- Dùng để diễn tả cây chè, búp chè và lá non của chè, là nguyên liệu để làm thức uống bằng việc dùng nước sôi để đun
- Dùng để diễn tả là món ăn thường được nấu với đường mật.
Trà là gì? Tìm hiểu về trà
Trà không chỉ là một thức uống phổ biến trên khắp thế giới ( thức uống phổ biến đứng thứ 2 sau nước), mà còn là kết quả tinh tế của lá chè sau khi được thu hoạch và trải qua một quá trình chế biến phức tạp. Mỗi bước trong quá trình này tạo nên sự đa dạng của loại trà, biến đổi từ trạng thái tươi mới đến trạng thái khô.
Khi lá chè đầu tiên được thu hái, chúng có thể trở thành nguyên liệu cho trà tươi nếu được rửa sạch và đun nước, hoặc biến thành trà khô nếu chúng được làm héo và phơi khô.
Tuy nhiên, cái quyết định loại trà cuối cùng sẽ nằm trong quy trình chế biến tiếp theo. Quá trình sấy lá chè chậm bằng quạt chế biến thành trà trắng, trong khi sấy hoặc phơi lá chè dưới ánh nắng mặt trời tạo ra trà xanh. Khi lá chè xanh trải qua quá trình lên men, chúng trở thành trà đen, và quá trình oxy hóa bán phần tạo ra trà ô long. Do đó, từng công đoạn và công nghệ chế biến đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đặc tính của từng loại trà.
Chế biến trà không chỉ đơn giản như việc thêm nước sôi lên lá chè, rồi đợi lá chè tự tiết ra các chất tạo mùi, vị, và hương phù hợp.
Trà không chỉ là một thức uống phổ biến mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, mang đến hương vị phong phú và đa dạng. Trà còn chứa nhiều thành phần nổi bật như tinh dầu để làm cho trà thêm thơm và ngon, mà còn có polyphenol mang đến sự thoải mái và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Caffeine trong trà giúp cung cấp năng lượng, giúp tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác buồn ngủ, giúp duy trì sự tập trung.
Với nhiều loại trà nổi tiếng như trà xanh, hồng trà, trà đen, bạch trà, hoàng trà và trà ô long, trà trở thành những thức uống rất được ưa chuộng.
Chè là gì? Nguồn gốc của chè
Chè thuộc họ Camellia, trải qua hành trình từ vùng núi cao của Tây Tạng, Trung Quốc và Bắc Ấn. Thế giới chia cây chè thành 2 giống cây chính:
- Camellia Sinensis, với lá nhỏ, thích nghi tốt ở núi cao, có khí hậu mát mẻ, loại chè này sinh trưởng nhiều ở Nhật và miền trung Trung Quốc
- Camellia Assamica, với lá rộng, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, phân bố nhiều ở các vùng Đông Bắc Ấn Độ, tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên (China).
Cây chè có lá khá bóng, màu lá xanh đậm và bông hoa nhỏ trắng tinh khôi, tạo thêm một vẻ đẹp tinh tế vào thế giới thực vật.
Tại Việt Nam, xứ sở ở trung du miền núi Bắc Bộ nổi tiếng là "vùng chè," nơi mà chè được canh tác nhiều và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các tỉnh như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang và Sơn La. Nơi đây có sương mù và độ cao thích hợp, giúp che chắn những tia nắng mặt trời. Độ ẩm và nhiệt độ ổn định là những điều kiện mà lá chè cần để phát triển. Cây chè trải qua chu kỳ sống và nghỉ ngơi trong mùa đông, để khi chồi chè nảy lộc, lá già có thể được thu hái,để chồi mới có thể hút đầy chất dinh dưỡng.
Ở những vùng có khí hậu mát mẻ, việc thu hái lá chè vào mùa xuân mang đến chất lượng tốt nhất và hương vị tuyệt vời. Từ lá chè này, có thể làm ra lá chè khô tới lá chè tươi, đây đều là những thức uống với hương thơm và vị ngon.
Cách phân biệt giữa trà và chè
Khái niệm chung
Dựa vào thông tin trên, 1shop tóm gọn sự phân biệt giữa trà và chè như sau:
- Chè: Đây là loại thực vật tạo ra lá để chế biến thành thức uống.
- Trà: Là thức uống được sản xuất từ lá cây chè tươi.
Tuy nhiên, ở các vùng miền khác nhau, quan niệm về sự phân biệt giữa trà và chè có thể thay đổi.
Theo quan niệm ở từng vùng miền
Theo quan niệm ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Ở đây, giữa trà và chè không được phân biệt rõ ràng, không những vậy còn có thể coi chúng như nhau, là một loại. Cả trà và chè thường được người dân gọi là chè.
- Thuật ngữ "nước chè" thường được sử dụng để mô tả quá trình chế biến lá chè tươi đun với nước sôi tạo thành nước chè hoặc nước chè khô là lá chè đã được sơ chế và sấy khô. Nấu nước chè là để nói việc làm lá chè tươi thành nước chè để uống. Trong khi "pha chè" là nói việc pha nước chè từ lá chè khô.
Theo quan niệm ở miền Nam Trung Bộ và miền Nam:
- Ở đây, chè thường dùng để nói đến cây và lá chè tươi, còn trà để nói các sản phẩm được chế biến từ lá chè.
Quy ước chung về tên gọi
Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem cách chúng tôi diễn giải:
Thức chất không có sự phân biệt trà và chè rõ ràng, hầu hết là dựa vào sự hiểu biết và thỏa thuận giữa người nói và người nghe.
- Theo tiếng Anh: Tea là định nghĩa dùng để nói cho cả chè và trà
- Theo Wikipedia: Cho rằng "trà" và "chè" là giống nhau.
- Ngày nay: Hầu hết mọi người sử dụng tên gọi trà để nói cả thức uống và sản phẩm chế biến, trong đó có cả trà đen, lục trà, hoàng trà, trà trắng...
Tuy nhiên, nói chung mọi người dùng 2 thuật ngữ này không có khuôn mẫu nào cả, nên tùy mỗi nơi mà có thể gọi trà hay chè.
So sánh giữa chè tươi và trà khô?
Dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa chè tươi và trà khô:
Giống nhau
Trà khô và chè tươi, mặc dù có một số chênh lệch nhỏ, nhưng cả hai đều đem lại những lợi ích chung cho sức khỏe, so với trà khô thì chè tươi có hàm lượng chất chống oxy hóa EGCG cao hơn, nhờ nó không trải qua quá trình chế biến và sấy khô. Do đó, chè tươi có thể có nhiều thành phần dưỡng chất hơn so với trà khô một ít :
- Lợi ích cho sức khỏe: Trà khô và chè tươi đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp làm đẹp da và cải thiện quá trình bài tiết và hô hấp.
- Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Cả trà khô và chè tươi đều giúp tăng cường sự tỉnh táo và đem lại trạng thái tinh thần tích cực.
Khác nhau
Chè tươi và trà khô có những điểm khác biệt nhất định như:
Hương vị
- Chè tươi: Khi nấu với nước có vị chát dịu và mùi hương thơm thoang thoảng.
- Trà khô: Khi pha trà trà khô vị chát đậm đà hơn, hậu vị ngọt và hương thơm nhẹ, so với chè tươi thì trà khô thơm hơn một chút dịu dàng.
Lưu trữ và bảo quản
- Chè tươi: Là chè tươi cho nên chỉ bảo quản trong thời gian ngắn, thường được cuộn lại trong nilong và giấy để ở ngoài trong 1-3 ngày, hoặc trong ngăn mát tủ lạnh dưới 1 tuần.
- Trà khô: Do đã được sơ chế và làm khô nên có thể bảo quản trong thời gian dài, hàng tháng hoặc hàng năm tùy loại trà.
Tiện lợi
- Chè tươi: Chè tươi mua về liền thì có thể rửa sạch và nấu nước uống, không cần các bước công phu như khi pha trà khô. Tuy nhiên cần bảo quản trong tủ lạnh để tránh tình trạng thối, hư hỏng.
- Trà khô: Pha trà khô không đơn giản chỉ là pha với nước, mà nó còn có cả một nghệ thuật trà đạo với nhiều bước pha trà, như tráng ấm trà, tráng trà, hãm trà..... Còn trong việc bảo quản thì lại dễ dàng và tiện dụng hơn chè tươi, chỉ cần để nguyên bao bì, hoặc cho vào hũ thiếc nếu trà đã sử dụng, cho vào nơi thoáng mát, khô ráo bảo quản mà không cần tới tủ lạnh.
Nhìn chung, trà khô và chè tươi đều mang lại những trải nghiệm hương vị và lợi ích khác nhau. Trà khô thường được đánh giá cao về hương vị đậm đà, trong khi chè tươi giữ lại tinh túy của lá chè. Sự lựa chọn giữa trà và chè còn phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của mỗi người.