
Cá chạch nướng muối ớt là một món ăn vô cùng hấp dẫn, với thịt cá béo mềm, kết hợp cùng vị cay nồng từ ớt, vị mặn vừa đủ từ muối.
Cá chạch nướng muối ớt là gì?

Cá chạch nướng muối ớt là một món ăn dân dã của người Việt, với hương vị đậm đà, cay nồng và thơm phức. Để làm món này, cá chạch tươi sau khi sơ chế sạch sẽ được tẩm ướp với hỗn hợp muối, ớt, cùng các gia vị khác như tỏi, đường và nước mắm, cần ướp cá để ngấm đều, rồi được nướng trên bếp than hồng cho đến khi vàng ươm, bên ngoài giòn rụm nhưng bên trong vẫn mềm ngọt.
Món ăn này không chỉ hấp dẫn bởi hương vị cay mặn đậm đà mà còn giữ được vị ngọt tự nhiên của cá chạch, là món ăn tuyệt vời khi tụ tập hay vào những ngày cuối tuần.
Ướp cá chạch với gì để nướng muối ớt ngon?
Để ướp cá nướng muối ớt ngon, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu sau đây để tạo món ăn ngon nhất:
Ớt chín

Ớt tươi bạn cần chọn những quả đã chín đỏ, rồi mang ớt băm nhuyễn, bạn có thể chọn ớt hiểm, ớt sừng, hoặc ớt bột tùy khẩu vị của bạn. Có thể dùng khoảng 1-2 thìa cà phê ớt để ướp cùng muối, như thế sẽ tạo vị cay vừa đủ, kích thích vị giác hơn.
Muối hạt
Để món nướng muối ớt đậm vị thì bạn nên ưu tiên dùng muối hạt, bạn có thể dùng 1-2 thìa cà phê muối (tùy kích thước và số lượng cá), nó sẽ giúp cá thấm vị và khi nướng phần muối này sẽ ngấm đề lên da cá, ăn sẽ ngon hơn nhiều.
Hành, tỏi
Hành và tỏi giúp món nướng có vị thơm tự nhiên, khi ăn ngửi được mùi thơm từ hành tỏi cũng rất kích thích vị giác, bạn có thể dùng tỏi và hành băm nhuyễn, để ướp cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít sả băm hay nghệ, tùy vào sở thích cá nhân.
Các gia vị cơ bản
Ngoài những nguyên liệu trên, thì bạn cần có nước mắm, đường, hạt nêm,... để giúp món nướng chuẩn vị hơn. Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị một chén nước mắm me để ăn kèm món nướng.
Cách làm cá chạch nướng muối ớt
Để làm món cá chạch nướng muối ớt bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần có những thành phần như:
- 1kg cá chạch tươi
- 2 thìa nước mắm
- 2 thìa muối
- 3-4 trái ớt
- 1/2 thìa bột ngọt
- 1 thìa hạt nêm
- 1 thìa bột nghệ
- 1 thìa hành tím băm
- 3 thìa đường
- 50g me chín.
Bước 2: Sơ chế cá chạch

- Mang cá chạch đi bỏ đầu, ruột, sau đó lấy muối và nước chanh xát nhẹ cho cá sạch nhớt, rửa lại sạch với nước nhiều lần
- Dùng dao khứa nhẹ các đường trên thân cá, đều này giúp cá ngấm gia vị tốt hơn
- Cho ớt, 2 thìa muối, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường vào cối, giã nhuyễn
- Trộn đều hỗn hợp này với cá chạch, bạn lấy bột nghệ rắc đều lên thân cá, ướp 30 phút. Khi ướp ban có thể dùng màng bọc thực phẩm rồi cho cá vào tủ lạnh để bảo quản.
Bước 3: Pha nước chấm
- Để cá chạch nướng ăn ngon hơn, thì nước chấm ăn kèm chính là yếu tố giúp tăng hương vị cho món ăn này.
- Lấy me chín cho vào chén, bạn đổ nước ấm vào, dằm nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt
- Thêm 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm vào nước cốt me, khuấy đều cho đường tan hết
- Cho 1 ít dầu ăn phi thơm với hành tím, rồi cho hỗn hợp này vào, khuấy đều, khi nước chấm sánh lại thì nêm nếm lại và tắt bếp.
Bước 4: Nướng cá

Nướng cá trên bếp than hồng là cách giúp cá chạch có vị ngon tuyệt vời nhất. Bạn cần làm sạch các xiên tre, sau đó xiên vào phần bụng cá, mỗi cây tre là một con cá chạch. Khi than đã đạt chuẩn bạn cho cá chạch lên và nướng, dùng dụng cụ cọ nấu ăn, phết phần nước ban nãy ướp cá lên đều thân cá. Như thế khi nướng cá sẽ thấm vị đều
Quá trình nướng cá cần trở đều tay để cá chín mà không bị cháy. Khi cá chín thì bạn cho cá ra đĩa, và tiếp tục nướng đến khi hết nguyên liệu.
Bước 5: Thưởng thức
Cá chạch vừa nướng xong còn nóng hổi, bạn cho cá ra đĩa, chấm vào chén nước me, ăn kèm rau răm hay rau thơm. Thịt cá bên trong mềm, bên ngoài giòn, kèm theo vị cay mặn vừa đủ, ăn mãi không chán.
Ăn cá chạch thương xuyên được không?

Cá chạch trong đông y được ví như " sâm nước" vừa giúp bồi bổ sức khỏe vừa giúp cải thiện sinh lý. Lysine là một thành phần có nhiều trong loại cá này, mà chất này lại có khả năng hỗ trợ sản sinh tinh trùng. Nên cá chạch có thể cải thiện số lượng và tăng chất lượng tinh trùng.
Trong 100g cá chạch có khoảng 109mg canxi cùng đạm và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Đặc biệt, lượng canxi của cá chạch còn cao hơn cá chép tới 6 lần và 10 lần so với mực. Điều này cũng đồng nghĩa, khi ăn cá chạch bạn được bổ sung nguồn canxi dồi dào, giúp trẻ em giảm nguy cơ còi xương và giúp người già tăng cường sức khỏe xương. Khi kết hợp cùng đậu phụ thì cơ thể sẽ hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Đối với cá nhỏ, bạn nên ăn cả xương để nhận được lượng canxi tối ưu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa lợi ích của cá chạch thì bạn nên mua cá chạch còn tươi sống, linh hoạt, thân cá to, mang cá còn đỏ tươi, da cá bóng và nguyên vẹn, mắt trong. Bạn có thể ăn cá chạch thường xuyên, tuy nhiên không nên ăn liên tục, thay vào đó, bạn nên bổ sung các nguồn thực phẩm khác nhau, như thế vừa đa dạng các món ăn mỗi ngày, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Cá chạch kỵ gì?

Cá chạch kỵ với thịt chó, giấm, cà chua, dưa leo, trái mai, gan trâu bò, hoa cúc...vì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, cá chạch cần được sơ chế sạch, nấu cá chín hoàn toàn mới sử dụng, tuyệt đối không ăn cá chạch sống hoặc tái.