Bánh chưng gạo lứt là một phiên bản cải tiến của bánh chưng truyền thống bằng cách sử dụng gạo lứt thay cho gạo nếp trắng thông thường.
Bánh chưng gạo lứt là gì?
Bánh chưng là một món ăn truyền thống trong Tết cổ truyền của Việt Nam. Là một món ăn thường được làm từ gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, gừng tươi...Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, bánh chưng đã được người dân sáng tạo và tạo thành nhiều phiên bản mới, kể cả thành phần nhân bánh lẫn màu sắc của bánh chưng.
Bánh chưng gạo lứt là một phiên bản cải tiến của bánh chưng truyền thống bằng cách sử dụng gạo lứt thay cho gạo nếp thông thường. Việc chọn ăn bánh chưng gạo lứt cho những dịp tết cũng được nhiều người yêu thích, ngoài có màu sắc mới lạ nó còn có nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Cách làm bánh chưng gạo nếp lứt thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà
Bánh chưng gạo lứt cũng như bánh chưng truyền thống đều cần có kỹ thuật cũng như công thức kết hợp nguyên liệu, ngoài ra, việc nấu bánh, bảo quản bánh chưng đúng cách cũng là yếu tố giúp bánh ngon hơn.
Dưới đây là cách làm bánh chưng gạo nếp lứt ngon nhất mà bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu làm bánh chưng gạo nếp lứt
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo lứt 500g
- Nếp lứt 500g
- Đậu xanh bóc vỏ sạch 500g
- Hạt sen 100g
- Nấm hương 100g
- Gừng tươi 15g
- Nấm tuyết 100g
- Ngũ vị hương 1/2 thìa
- Hạt dẻ 100g
- Hành ba rô 15g
- Nước tương 2 thìa
- Muối
- Đường
- Dầu hào 2 thìa
- Dầu ăn 1 thìa
Cách chọn mua nguyên liệu:
1. Chọn nấm hương khô
- Chọn nấm có màu nâu hơi ngả sang màu đen, cây nấm nguyên vẹn, không bị nát, hư hỏng
- Lấy tay cầm thử, bấm vào thấy nấm dai, không bị giòn hay nát
- Nấm có mùi thơm đặc trưng, không có mùi mốc, mùi lạ hoặc bị mốc
2. Chọn nấm tuyết
- Chọn nấm tuyết có màu tự nhiên màu vàng nhạt, trắng, hay nây nhạt ngả sang màu vàng. Nên chọn nấm tuyết có màu vàng nhạt
- Nấm tuyết nguyên vẹn, không bị hư hỏng, bị thối hay mốc
- Không chọn nấm tuyết có dấu hiệu bị mốc, mùi lạ, hay hư hỏng
3. Chọn hạt sen
- Chọn hạt sen có kích thước đồng đều, tròn, có màu trắng ngả vàng
- Tránh hạt sen bị thâm, mốc, vỏ ngoài nhãn, không chọn hạt sen bị dính nước
- Dùng móng tay bấm vào hạt sen, hạt sen có tiết ra một ít nước là hạt sen tươi.
Các bước làm bánh chưng gạo nếp lứt
Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên bạn mang gạo lứt và nếp lứt vào chậu, đổ nước ngập và ngâm ít nhất 6- 8 tiếng trước khi nấu
- Đậu xanh cũng ngâm với nước khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo
- Nấm tuyết và nấm hương cho vào 2 cái chén sạch, đổ nước ấm vào ngâm khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước, rồi để ráo, dùng dao cắt nhỏ nấm thành các miếng vừa ăn
- Hạt sen bóc vỏ, bỏ tim sen, có thể ngâm 30 phút với nước, rồi rửa để ráo
- Hạt dẻ bỏ phần vỏ, lấy phần nhân, băm nhuyễn
- Gừng tươi gọt sạch vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn
- Hành rửa sạch, cắt nhỏ.
Hấp chín đậu xanh
- Cho 1 thìa cà phê muối trộn đều với đậu xanh
- Cho vào xửng hấp, hấp chín
- Dùng muỗng dằm cho đậu xanh tơi ra.
Chế biến nhân bánh chưng
- Hạt sen sau khi ngâm xong, bạn rửa lại, cho vào nồi đổ nước đun sôi và hầm nhỏ lửa khoảng 40 phút chờ cho hạt sen chín
- Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, dầu ăn nóng thì cho hành ba rô, gừng vào phi thơm, cho phần nấm hương vào xào sơ. Để lửa nhỏ, chờ nấm hương mềm thì cho các nguyên liệu như hạt sen, nấm tuyết, hạt dẻ vào xào đều tay
- Cho 1/2 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 chút đường, 2 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh nước tương vào, đảo đều khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Nấu gạo lứt và nếp lứt
- Cho gạo nếp lứt và gạo lứt vào rổ sạch, bạn dùng tay trộn đều, cho 2 loại gạo vào nồi đổ thêm 500ml nước
- Nấu cho gạo chín, nở bung lên
- Khi nước cạn dần thì cho thêm 200ml nước vào, dùng đũa đão cho nếp chín đều. Dùng tay thử xem gạo avf nếp đã có độ dính chưa, nếu rồi thì tắt bếp
Cắt lá dong và xếp lá vào khuôn
- Lá dong bạn mang đi rửa với nước, có thể dùng 1 chiếc khăn sạch, chà nhẹ 2 mặt lá, để giúp rửa lá sạch
- Chọn những lá vừa, lá non thì nhỏ quá so với khuôn, còn lá già sẽ dễ bị rách khi gấp, cuống lá cứng khó gập
- Dùng lá đo trên khuôn bánh, rồi dùng kéo cắt lấy góc vuông, cứ cắt vậy cho đến khi hết lá, cắt bớt phần cuống ở giữa
- Một khuôn bánh cần 4 lá, bạn cứ xếp vuông góc lá này chồng lá kia là được, làm sao khi gói không hở nhân là ok
- Phần dây lạt buộc bánh thì nhúng với nước cho dây mềm và dai.
Gói bánh chưng
- Đặt 4 sợi dây ở giữa, xếp 4 lá lên, khi khuôn đã xếp lá xong, bạn dùng chén nhỏ cho lớp gạo và nếp lứt xuống, dàn đều
- Cho lần lượt nhân bánh vào, lớp đậu xanh, nhân hạt sen, nấm hương, nấm tuyết hạt dẻ ban nãy
- Sau đó cho thêm một lớp gạo và nếp lứt lên trên
- Cuốn lá bánh lại sao cho nhân không bị hở ra ngoài
- Cột dây lạt lại theo hình bàn cờ
- Cứ làm vậy tới khi hết nguyên liệu.
Luộc bánh
- Lá dong không dùng đến khi cắt bỏ, bạn lấy lót dưới đáy nồi
- Nhẹ nhàng cho bánh chưng lên
- Đổ nước đầy và đun sôi
- Khi đun sôi hết nước bạn châm nước sôi vào tiếp nhé
- Thời gian luộc bánh chưng còn tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ của bánh, nếu bánh chưng nhỏ có thể luộc khoảng 5 tiếng, còn bánh lớn thì luộc lâu hơn
- Khi lá dong có màu xanh úa và kiểm tra bánh chín thì mang ra rồi.
Thành phẩm
- Bánh chưng gạo nếp lứt có màu đỏ tím nổi bật, nhân thơm mềm
- Bạn ăn cùng củ kiệu hoặc tôm chua để tăng hương vị.
Cách bảo quản bánh chưng gạo lứt
Bánh chưng bảo quản khá đơn giản, bạn ép cho bánh chưng hết nước, sau đó có thể bảo quản nhiệt độ phòng, hoặc ép chân không, như vậy có thể bảo quản được 1- 2 tuần. Ngoài ra, bánh chưng cũng có thể bảo quản trong tủ mát, nhưng dễ làm gạo nếp sống lại, nên cần phải chiên hoặc hấp chín lại.
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp các bạn chế biến bánh chưng gạo lứt ngon đãi cả nhà.