Quả cam là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và quen thuộc, trong đó, các bộ phận như xơ cam, hạt cam và vỏ cam đều mang đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.
Xơ cam
Xơ cam là gì?
Xơ cam là những sợi màu trắng bao quanh từng múi cam, khi bạn bóc vỏ cam ra sẽ thấy nó nằm bên ngoài những múi cam. Thông thường khi ăn cam chúng ta thường bóc sạch lớp xơ cam này rồi mới ăn từng múi cam.
Lợi ích của xơ cam
Theo bác sĩ Chu Tông Hàn từ Trung Quốc, xơ cam mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng có khả năng hỗ trợ cơ thể giải đờm, thông khí và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Không những vậy, chúng còn chứa các hoạt chất giúp duy trì độ giãn nở và mật độ của mạch máu, góp phần hạn chế vấn đề thành mạch dễ vỡ, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết não, đột quỵ hay xuất huyết võng mạc. Khi bạn ăn cam bao gồm cả múi và xơ, nó còn hỗ trợ nhu động ruột hoạt động, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Vì vậy, đừng bỏ qua xơ cam nhỏ nhưng có nhiều lợi ích này khi ăn cam nhé.
Hạt cam
Hạt cam là gì?
Hạt cam là những hạt nhỏ nằm bên trong quả cam, thường có vị đắng và thường bị bỏ đi khi ăn cam. Tuy nhiên, hạt cam lại chứa nhiều dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho sức khỏe như vitamin B6, vitamin C, chất xơ, magie, omega 3...
Lợi ích của hạt cam
Hạt cam có nhiều lợi ích đáng chú ý như:
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Tương tự như quả cam, hạt cam cũng là nhiều chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
- Tinh dầu: Tinh dầu chiết xuất từ hạt cam có thể được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm hoặc làm tinh dầu làm thơm không gian sống, mang lại mùi hương dễ chịu.
- Tăng cường năng lượng: Hạt cam chứa axit palmitic, oleic và linoleic, giúp lưu trữ năng lượng trong tế bào, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Chăm sóc tóc: Dầu chiết xuất từ hạt cam có thể được sử dụng như một loại dầu xả tự nhiên, với thành phần vitamin C và flavonoid nó giúp hỗ trợ lưu thông máu đến da đầu và giúp tóc chắc khỏe.
- Khử mùi và làm sạch: Dầu từ hạt cam có thể được sử dụng như một chất làm sạch tự nhiên, giúp khử mùi và làm sạch các bề mặt.
Ngoài ra, bác sĩ Chu Tông Hàn cũng cho rằng, hạt cam có thể giúp giảm đau, tán ứ và điều hòa khí huyết, góp phần hỗ trợ vấn đề thoát vị và đau thắt lưng. Bạn có thể dùng hạt cam phơi khô, ngâm muối và xào vàng, rồi lại phơi nắng và nghiền bột, dùng bột hạt cam đắp mặt nạ hay pha nước uống.
Bên cạnh đó, bột hạt cam pha cùng vỏ quýt và táo gai, thức uống này có thể hỗ trợ quá trình giải độc và cải thiện làn da.
Vỏ cam
Vỏ cam là gì?
Vỏ cam là lớp vỏ ngoài của quả cam, còn gọi là trần bì, thường có màu cam hoặc vàng. Mặc dù chúng ta thường vứt vỏ cam khi ăn nhưng nó lại mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Lợi ích của vỏ cam
Một số lợi ích của vỏ cam:
- Thành phần dinh dưỡng: Vỏ cam chứa nhiều vitamin C, vitamin A, và các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, chất xơ, hơn 55 loại flavonoid, 170 phytonutrients. Ngoài ra, vỏ cam còn chứa các khoáng chất như canxi, kali, và magie.
- Hỗ trợ sức khỏe tim: Vỏ cam chứa hesperidin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra, flavon polymethoxylated cũng góp phần bảo vệ tim mạch
- Hỗ trợ giảm cân: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng hỗ trợ giảm cân
- Hỗ trợ tiêu hóa: Vỏ cam chứa chất xơ polysacarit, hemi-cellulose, tannin và pectin, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Củng cố sức đề kháng: Nhờ hàm lượng vitamin C cao, vỏ cam giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và cúm.
- Giảm viêm và dị ứng: Một số hợp chất trong vỏ cam có khả năng ngăn chặn sự giải phóng histamine, giúp giảm viêm và ngăn ngừa dị ứng.
- Khử mùi: Tinh dầu từ vỏ cam có thể được sử dụng như một chất làm sạch tự nhiên, giúp khử mùi hiệu quả
Ngoài ra, vỏ cam còn giúp loại bỏ hơi thở có mùi, tăng cảm giác ăn ngon miệng, giảm say tàu xe...
Khi ăn cam bạn cần lưu ý
Khi ăn cam, bạn nên lưu ý một số điều sau để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe và tránh những tác động không mong muốn:
Không ăn quá nhiều
Dù cam rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy. Người trưởng thành có thể ăn tối đa 2 trái cam/ ngày.
Không ăn cam khi đói
Axit trong cam có thể gây kích ứng dạ dày nếu bạn ăn khi đói, nhất là những ai đang có vấn đề về dạ dày, nếu ăn cam khi đói có thể làm bệnh nặng hơn. Tốt nhất là ăn cam sau bữa ăn khoảng 1- 2 tiếng.
Giữ lại xơ cam
Như đã đề cập trước đó, xơ cam chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Đừng bỏ những sợi xơ trắng này khi ăn để nhận được tối đa lợi ích khi ăn cam.
Tránh ăn cam vào buổi tối
Ăn cam vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể gây khó chịu cho dạ dày, đồng thời nó có thể tăng nguy cơ bị tăng cân, hình thành sỏi thận nếu ăn quá nhiều và tính lợi tiểu của cam có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều lần.
Rửa sạch cam trước khi ăn
Để loại bỏ các chất bảo quản và thuốc trừ sâu có thể còn sót lại trên vỏ cam, hãy rửa sạch cam trước khi ăn. Tốt nhất nên rửa sạch từng trái dưới vòi nước chảy, sau đó ngâm với nước muối loãng, để ráo mới mang chế biến và tiêu thụ.
Không ăn cam ngay sau khi uống sữa
Vitamin C trong cam có thể phản ứng với protein trong sữa, gây khó tiêu và đau bụng. Do đó, bạn không nên ăn cam hay uống nước cam cùng thời điểm với sữa. Bên cạnh đó, tôm cũng không nên ăn cùng cam vì nó có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Chọn cam tươi sạch
Cam bạn nên chọn những quả cầm chắc tay, nặng, vì nó thường sẽ mọng nước hơn. Ưu tiên cam hữu cơ, quả cam có vỏ mịn, không sần sùi hay trầy xước, quả cam không bị héo, úng dập hay hư hỏng.
Đối tượng không nên ăn hoặc uống nước cam
Mặc dù cam rất có lợi, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nó, nếu bạn đang uống thuốc, các vấn đề da, huyết áp thấp, bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, người có giấc ngủ kém, người bị thận... cũng nên tránh sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cam.
Kiểm tra dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng với cam. Nếu bạn có triệu chứng như ngứa, phát ban, hoặc có dấu hiệu bất thường sau khi ăn cam, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn thưởng thức cam một cách an toàn và hiệu quả!